và số người bị hại cũng ngày càng tăng lên. Điều này địi hỏi cần sớm tìm ra giải pháp đấu tranh phòng ngừa kịp thời và hiệu quả đối với những tội phạm này. Muốn có giải pháp phù hợp và hiệu quả thì phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm trên.
1.3. Đặc điểm tội phạm học của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
1.3.1. Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
Biểu hiện khách quan thể hiện ở hoạt động chuẩn bị phạm tội, thủ đoạn phạm tội, phương tiện công cụ phạm tội, thời gian địa điểm thực hiện hành vi phạm tội.
* Hoạt động chuẩn bị phạm tội:
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thường xem xét, thăm dò địa điểm và đối tượng phạm tội, từ đó mới lên kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội. Bình Định là một tỉnh khá phát triển, có thành phố Quy Nhơn là nơi tập trung đông dân cư nhất và thường là mục tiêu của người phạm tội. Tại đây, mức sống của người dân cao, có những cá nhân thu nhập lớn. Thỉnh thoảng có những trường hợp, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở một số vùng nông thôn, miền núi nhưng giá trị tài sản chiếm đoạt khơng đáng kể. Cịn những trường hợp giá trị tài sản lớn lại xảy ra tại thành phố hoặc thị trấn, thị xã. Sau khi xác định khu vực sẽ thực hiện hành vi tội phạm, các đối tượng sẽ khoanh vùng “con mồi”, quan sát kỹ nơi ở, tình hình an ninh trật tự xung quanh và khoảng thời gian thích hợp khi đối tượng có ở nhà. Đó là đối với những trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với những người xa lạ. Cịn đối với người có quen biết trước thì người phạm tội sẽ không cần quan sát trước mà suy nghĩ ngay đến kế hoạch, thủ đoạn phạm tội.
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì khơng có sự chuẩn bị trước bởi lẽ lúc đầu người phạm tội nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng ngay thẳng và cũng chưa nảy sinh ý định phạm tội. Tuy nhiên, trước khi hành vi lạm dụng tín nhiệm xảy ra, có giai đoạn người phạm tội suy nghĩ, cân nhắc, lên kế hoạch chiếm đoạt tài sản. Có thể hiểu hoạt động chuẩn bị phạm tội của người phạm tội này là quá trình trốn tránh trả nợ, chuẩn bị địa điểm để trốn, cắt đứt liên lạc với chủ nợ.
Đối với tội trộm cắp tài sản, người phạm tội thường quan sát địa điểm, người mang tài sản, tiền bạc hoặc nhà cửa khơng khóa, sơ hở hoặc chủ nhà mất cảnh giác rồi tính tốn thời điểm ra tay lấy tài sản. Nhiều trường hợp sự chuẩn bị diễn ra nhanh chóng ngay khi gặp điều kiện thuận lợi (trên xe khách,
giữa chợ, …). Hoạt động chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản còn thể hiện ở việc tiếp cận người có tài sản (sở hữu hoặc quản lý tài sản) và chủ động làm quen để sau đó khi thấy chủ tài sản sơ hở sẽ lén lút chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, người phạm tội cịn tìm hiểu cách di chuyển, tiếp cận hợp lý và thuận lợi nhất, thời điểm chiếm đoạt nào để đạt “hiệu quả” cao nhất đối với các trường hợp trộm cắp tài sản trong nhà, trong cơ quan, xí nghiệp, …
* Thủ đoạn phạm tội:
- Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: thủ đoạn phổ biến thường là dùng giấy tờ, danh nghĩa giả mạo hoặc sự giàu có giả tạo để vay, mượn tiền rồi chiếm đoạt luôn. Để nạn nhân tin tưởng giao tài sản, người phạm tội dùng lời lẽ ngon ngọt để thuyết phục. Về thủ đoạn này, phụ nữ là giới có lợi thế và thường tài sản họ chiếm đoạt được rất lớn. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
Vụ Phan Thị Hằng trú tại tổ 31, KV6, P. Hải Cảng, TP. Quy Nhơn với thủ đoạn lừa dối vay tiền để chiếm đoạt xảy ra năm 1994 và được đưa ra xét xử năm 2005: lý do vay tiền Hằng đưa ra là để mua thực phẩm bán cho thủy thủ trên tàu, mua dây cáp tàu, … Sau đó Hằng đã chiếm đoạt tổng số tiền 294.000.000 đồng và 24 chỉ vàng 24K.10
“Từ năm 2003 Phạm Thị Hiền bắt đầu kinh doanh mua bán điện thoại di động tại nhà ở Phù Cát. Mặc dù thiếu vốn và kinh doanh không hiệu quả nhưng Hiền vẫn vay tiền của nhiều người để kinh doanh mua bán đất, xây dựng nhà, mở siêu thị mua bán điện thoại di động Hoàng Vinh. Do lợi nhuận từ việc kinh doanh điện thoại không cao, tiền lãi thu được từ kinh doanh thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền vay và kinh doanh mua bán đất không được do giá đất thấp hơn lúc mua, dẫn đến Hiền bị thâm nợ và mất khả năng trả nợ. Nhưng để duy trì việc kinh doanh nhằm đánh lừa người khác về khả năng tài chính của mình và có tiền trả nợ, Hiền đã nói dối với những người cho vay là tiền vay để đáo hạn ngân hàng, kinh doanh điện thoại, điện tử để vay của 19 cơng dân trên địa bàn tỉnh Bình Định với tổng số tiền 17.445.000.000 đồng. Trong đó, Hiền sử dụng 6.653.326.500 đồng đầu tư kinh doanh điện thoại nhằm làm cho những người vay nhầm tưởng là hoạt động kinh doanh của Hiền vẫn hiệu quả mà tiếp tục cho Hiền vay tiền. Số tiền còn lại, Hiền dùng trả nợ cũ. Với thủ đoạn gian dối đó, từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2011 Phạm Thị Hiền đã vay của 19 công dân tổng số tiền 17.445.000.000 đồng, đã trả 200.000.000 đồng tiền gốc và 4.294.850.000 đồng tiền lãi, còn lại chiếm đoạt 12.960.150.000 đồng”11.