Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 của VCB Sóc Trăng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 38 - 83)

5. Kết cấu nội dung đề tài

3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 của VCB Sóc Trăng

3.4.1. Thu nhập

Thu nhập là khoản tiền mà NH thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm các hoạt động như: cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác. Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của Vietcombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011-2013 bị giảm sút. Cụ thể, năm 2011 NH có tổng thu nhập là 330.510 triệu đồng; sang năm 2012, con số này bị giảm mạnh xuống còn 188.313 triệu đồng, giảm 43,02% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, tổng thu nhập của NH tiếp tục bị giảm còn 179.946 triệu đồng, tương đương giảm 4,44% so với năm 2012.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % A. Thu nhập 330.510 188.313 179.946 (142.197) (43,02) (8.367) (4,44)

1. Thu nhập từ lãi 169.883 133.195 80.714 (36.688) (21,60) (52.481) (39,40)

2. Thu nhập ngoài lãi 160.627 54.267 99.232 (106.360) (66,22) 44.965 82,86

B. Chi phí 322.264 146.772 166.199 (175.492) (54,46) 19.427 13,24

1. Chi trả lãi 176.598 114.320 44.358 (62.278) (35,27) (69.962) (61,20)

2. Chi phí ngoài lãi 145.666 32.452 121.841 (113.214) (77,72) 89.389 275,45

C. Lợi nhuận trước thuế 8.246 41.541 13.747 33.295 403,77 (27.794) (66,91)

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 28 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Trong đó, thu nhập từ lãi của chi nhánh có chiều hướng giảm mạnh qua các năm, với con số của năm 2011 là 169.883 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 133.195 triệu đồng và năm 2013 chỉ còn 80.714 triệu đồng. Thu nhập của chi nhánh bị giảm là do năm 2011 trước tình hình nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái do lạm phát và khủng hoảng năm 2008 trên thế giới, kinh tế không tăng trưởng được, do đó để điều tiết ổn định nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD, nên lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm theo tương ứng, dẫn đến thu nhập từ lãi của chi nhánh bị giảm sút rõ rệt. Và tỉnh Sóc Trăng cũng bị ảnh hưởng trước tình hình kinh tế chung của đất nước. Các DN trong tỉnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa cầm chừng, không tiêu thụ được sản phẩm…từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Thu nhập của ngân hàng chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, mà còn phải xét nhiều yếu tố như lợi thế thương hiệu, chi phí…Trong đó chi phí là yếu tố quan trọng, khi sử dụng chi phí hợp lý, mà thu nhập càng cao, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt thì đảm bào được lợi nhuận của chi nhánh.

3.4.2. Chi phí hoạt động của Vietcombank Sóc Trăng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng giống như bất kì hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh khác, để tạo ra nguồn thu nhập thì cần phải tốn một khoản chi phí nhất định. Theo đó, chi phí hoạt động của Vietcombank Sóc Trăng từ năm 2011- 2013 có sự biến động tăng giảm không ổn định. Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy tổng chi phí năm 2011 là 322.246 triệu đồng và sang năm 2012 thì tổng chi phí của NH giảm mạnh rõ rệt với tỷ lệ giảm 54,46% so với năm 2011, tương ứng với số tiền 175.492 triệu đồng. Nhưng đến năm 2013, con số này lại tăng nhẹ với mức tăng 19.427 triệu đồng, tương ứng tăng 13,24% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể đối với chi phí trả lãi năm 2011-2013 giảm từ 176.598 triệu đồng xuống còn 44.358 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đến ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 29 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm, nên chi phí trả lãi từ đó cũng giảm theo.

Còn về chi phí ngoài lãi là bao gồm các chi phí hoạt động của NH, chi phí Marketing, chi phí khuyến mãi, quảng cáo… Năm 2011 do vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn vốn huy động giữa các ngân hàng diễn ra khá gay gắt, nên Chi nhánh phải tốn thêm nhiều chi phí cho hoạt động Marketing, quảng cáo, khuyến mãi để thu hút nguồn vốn, dẫn đến chi phí ngoài lãi của năm 2011 ở mức rất cao. Bước sang năm 2012, trước tình hình vốn huy động có dấu hiệu giảm áp lực cạnh tranh do lãi suất huy động giảm và hoạt động kinh tế chỉ mang tính cầm chừng, không có nhu cầu vốn cao nên chi phí cũng giảm mạnh hơn 77% so với năm 2011. Nhưng năm 2013 chi phí ngoài lãi lại tăng đột biến lên 275% so với năm 2012 là do tình hình kinh tế dần có chiều hướng phục hồi, vốn huy động có nhu cầu tăng nên chi phí dành cho hoạt động này tăng lên. Bên cạnh đó do trong năm Chi nhánh đã di dời trụ sở giao dịch sang địa điểm mới, mua sắm trang thiết bị…cũng đã góp phần làm tăng chi phí.

3.4.3.Lợi nhuận trước thuế

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì mục tiêu cần đạt được là lợi nhuận. Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, Vietcombank Sóc Trăng hoạt động đều đạt lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận có chiều hướng biến động không ổn định. Qua bảng 3.1 cho thấy năm 2011 kết quả kinh doanh của Chi nhánh đạt lợi nhuận 8.246 triệu đồng, chỉ đạt 50,40% so với kế hoạch đề ra là 16.330 triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh trong năm hết sức khó khăn, lãi suất cho vay ở mức cao, lạm phát tăng, làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó doanh thu và chi phí của Chi nhánh đều ở mức cao tương đương nhau, biên độ lệch không nhiều nên lợi nhuận của năm 2011 không cao. Sang năm 2012 lợi nhuận tăng đột biến, đạt 41.541 triệu đồng, tương đương tăng 403,77% so với năm 2011. Mức tăng này đạt được là do chi phí của Chi nhánh có tỷ lệ giảm cao hơn thu nhập. Chi phí giảm 54,46% trong khi thu nhập giảm 43,02% đã tạo được mức chênh lệch khá lớn dẫn đến chi nhánh có được lợi nhuận tăng vượt bậc trong năm 2012. Nhưng lợi nhuận năm 2013 lại giảm 13.747 triệu đồng, tương ứng giảm 66,91% so với cùng kỳ.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 30 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Hình 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Sóc Trăng năm 2011 - 2013 179,946 188,313 330,510 322,264 146,772 166,199 8,246 41,541 13,747 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng Thu nhập Chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Tóm lại, trong giai đoạn 2011-2013 là khoảng thời gian nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới bị khủng hoảng, suy thoái. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Sóc Trăng vẫn có thể đạt được lợi nhuận khá trong những năm qua, mặc dù lợi nhuận có phần tăng giảm không ổn định. Do đó, Chi nhánh cần có sự phấn đấu, nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đề ra giải pháp cần thiết để tăng cường khả năng huy động vốn để giảm chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính, cũng như quản lý chặt chẽ từng món vay góp phần giảm thiểu rủi ro, giải quyết tốt tình hình nợ xấu để không phải tốn nhiều chi phí cho việc dự phòng rủi ro tín dụng; tích cực tăng thu nhập cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác, tạo được biên độ lệch giữa doanh thu và chi phí càng lớn thì từ đó có thể gia tăng lợi nhuận thu về trong những năm tới.

3.5. Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank Sóc Trăng

Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền mà NH tạo ra và huy động được để cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn có vai trò rất quan trong đối với quá trình hoạt động của NH vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn của Vietcombank Sóc Trăng bao gồm: vốn điều chuyển nội bộ và vốn huy động.

Tại chi nhánh Vietcombank Sóc Trăng thì tổng nguồn vốn năm 2012 là 1.473.000 triệu đồng, giảm 873.000 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, tổng nguồn vốn chỉ tăng nhẹ 2.000 triệu đồng, tương ứng tăng 0,14% so với năm 2012 và đạt mức 1.475.000 triệu đồng.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 31 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Bảng 3.2: Nguồn vốn của Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 779.000 654.000 686.000 (125.000) (16,05) 32.000 4,89

- Tiền gửi của TCKT 331.000 282.000 259.000 (49.000) (14,80) (23.000) (8,16)

- Tiền gửi của dân cư 448.000 372.000 427.000 (76.000) (16,96) 55.000 14,78

2. Vốn điều chuyển 1.567.000 819.000 771.000 (748.000) (47,73) (48.000) (5,86) Tổng nguồn vốn 2.346.000 1.473.000 1.475.000 (873.000) (37,21) 2.000 0,14

(Nguồn: Phòng Khách Hàng - Vietcombank Sóc Trăng)

Vốn huy động

Đây là nguồn vốn NH huy động được từ khách hàng ở tầng lớp dân cư và các TCKT. Khi sử dụng nguồn vốn này NH có trách nhiệm trả lãi và gốc cho khách hàng gửi tiền khi đến hạn. Từ bảng 3.2 có thể thấy vốn huy động của NH có xu hướng tăng giảm không ổn định trong những năm qua. Năm 2011, nguồn vốn này huy động được 779.000 triệu đồng; đến năm 2012, nguồn tiền này bị giảm 125.000 triệu đồng so với năm 2011 và dừng lại ở mức 654.000 triệu đồng. Nhưng sang năm 2013, vốn huy động lại có xu hướng tăng trở lại đạt 686.000 triệu đồng, tương ứng tăng 4,89% so với năm 2012.

Nguyên nhân tăng giảm của nguồn vốn huy động là do trong giai đoạn 2011-2013, lãi suất huy động bình quân mỗi năm liên tục giảm khi NHNN ban hành các thông tư như: Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011, Thông tư 32/2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012,Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 về việc quy định trần lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực hiện theo thông tư của NHNN và chỉ thị của VCB.TW, Vietcombank Sóc Trăng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động, dẫn đến công tác huy động vốn gặp khó khăn khi thu hút KH gửi tiền. Ngoài ra do là tâm lý người gửi tiền đang được hưởng lãi suất cao trong khi NHNN ban hành chính sách hạ lãi suất quá nhanh nên tâm lý thấy kênh gửi tiền thấy không còn hiệu quả nên dòng tiền bị dịch chuyển dần đầu tư sang kênh khác; bên cạnh đó một phần vì các đối thủ cạnh tranh đang thiếu vốn, tuy mức niêm yết lãi suất huy động có giảm theo chỉ thị của NHNN nhưng phía sau các NHTM có những chính thỏa hiệp riêng với khách hàng, tuy nhiên đối với Vietcombank Sóc Trăng những chính sách này

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 32 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

lại phản ứng chậm hơn so với các đối thủ trên địa bàn, nên một phần dòng tiền bị dịch chuyển sang phía các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, trong năm 2012 Phòng giao dịch Bạc Liêu của Vietcombank Sóc Trăng đã được tách ra và nâng cấp thành NHTMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Bạc Liêu, trực thuộc sự quản lý của Vietcombank TW, nên một phần nguồn vốn huy động từ khách hàng ở đây cũng bị giảm bớt. Trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới sau khủng hoảng vẫn chưa được phục hồi, việc đầu tư kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân nhận thấy gửi tiền vào NH để sinh lời dù không có lợi nhuận cao nhưng vẫn là kênh đầu tư an toàn và từ năm 2012 đến năm 2013 chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã mở ra để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng suy thoái nên Nhà nước đã bơm vốn ra lưu thông, do vậy các NHTM đã có thể huy động vốn dễ dàng hơn so với các năm trước. Việc này dẫn đến công tác huy động vốn của NH trong năm 2013 được khởi sắc tăng trở lại, dù mức tăng vẫn chưa đạt bằng năm 2011.

Vốn điều chuyển

Nguồn vốn này được điều chuyển từ Hội sở chính Vietcombank đến các Chi nhánh, Chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại Chi nhánh. Lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động, nên khi sử dụng nguồn vốn này nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng.

Xem xét bảng 3.2 cho thấy, vốn điều chuyển năm 2011 tại chi nhánh chiếm tỷ trọng rất lớn với số tiền là 1.567.000 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với vốn huy động. Nhưng trong các năm tiếp theo vốn điều chuyển của Chi nhánh có xu hướng giảm rõ rệt. Tại thời điểm năm 2012, vốn điều chuyển của Chi nhánh là 819.000 triệu đồng, đã giảm mạnh 748.000 triệu đồng, tương ứng giảm gần 47,73% so với năm 2011. Sang năm 2013 tiếp tục giảm còn 771.000 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 5,86% so với năm 2012. Nguyên nhân sụt giảm của vốn điều chuyển năm 2013 so với năm 2001, là do thời điểm năm 2011 nền kinh tế đang bị làm phát, công tác huy động vốn gặp khó khăn, Vietcombank Sóc Trăng thiếu vốn do dòng tiền gửi của khách hàng bị dịch chuyển lớn sang các NHTM khác làm cho nguồn vốn thiếu hụt trầm trọng, mà trong khi đó mảng tín dụng doanh nghiệp vẫn phải cho vay để giữ chân những khách hàng có uy tín, nên năm 2011 Vietcombank Sóc Trăng phải sử dụng vốn điều chuyển từ VCB TW. Từ năm 2012 vốn điều chuyển giảm đi một phần là do nền kinh tế bị suy thoái doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên nhu cầu sử dụng vốn không nhiều, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng để chờ qua đợt suy thoái thì sản xuất tăng trưởng lại, do

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 33 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

vậy nhu cầu vốn điều chuyển giảm so với năm 2011; và đến năm 2013 do được sự tác động chính sách tiền tệ kích cầu của Chính phủ nên việc huy động vốn được dễ dàng hơn nên nhu cầu sử dụng vốn điều chuyển giảm so với các năm 2011 và 2012, từ đó góp phần làm giảm chi phí cho Chi nhánh.

Nhìn chung trong tổng nguồn vốn của Vietcombank Sóc Trăng thì nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính tuy có giảm qua các năm nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế, làm gia tăng chi phí cho ngân hàng khi sử dụng vốn, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, từ đó mới có được lợi nhuận tối ưu nhất.

Hình 3.2: Cơ cấu nguồn vốn tại Vietcombank Sóc Trăng năm 2011 – 2013

3.6. Thực trạng hoạt động cho vay KH doanh nghiệp của Vietcombank Sóc Trăng giai đoạn (2011 -2013)

Vietcombank Sóc Trăng có thời gian hoạt động lâu năm trên địa bàn đã tạo được nền móng vững chắc trong khối ngân hàng, tạo được uy tín lớn, chiếm vị thế cao trong lòng khách hàng. Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, Vietcombank Sóc Trăng là nguồn cung cấp vốn cho nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt đời sống của người dân trong tỉnh. Hoạt động tín dụng của NH vì thế khá sôi động và là hoạt động chính

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 38 - 83)