Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank Sóc

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 62 - 64)

5. Kết cấu nội dung đề tài

3.6.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank Sóc

Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

1. Vốn huy động Triệu đồng 779.000 654.000 686.000

2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.346.000 1.473.000 1.475.000 3. Doanh số cho vay DN Triệu đồng 7.085.700 5.678.100 6.476.169 4. Doanh số thu nợ DN Triệu đồng 6.721.200 6.063.300 6.389.316 5. Dư nợ cho vay DN Triệu đồng 1.503.000 1.116.000 1.204.200

6. Nợ xấu Triệu đồng 11.493 10.285 28.955

7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.308.150 1.309.500 1.160.000

8. Dư nợ/vốn huy động Lần 1,93 1,71 1,75 9. Vốn huy động/tổng nguồn vốn % 33,20 44,40 46,51 10. Hệ số thu nợ % 94,86 106,78 98,66 11. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,14 4,63 5,51 12. Tỷ lệ nợ xấu % 0,76 0,92 2,40

(Nguồn: Sinh viên tự tính toán)

Dư nợ/vốn huy động

Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Chỉ số này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt cho ngân hàng vì nếu chỉ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả so với nguồn vốn huy động được; ngược lại nếu chỉ số này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp, vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Trong giai đoạn 2011-2013 nhìn chung dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng đều bị giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2011 là chỉ số này 1,93 lần (nghĩa là 1 đồng vốn huy động được thì ngân hàng sử dụng để cho vay 1,93 đồng), sang năm 2012 giảm xuống còn 1,71 lần và năm 2013 tăng lên 1,75 lần. Qua tính toán số liệu trong bảng cho ta thấy được trong giai đoạn 2011-2013, vốn huy động của ngân hàng luôn thấp hơn rất nhiều so với dư nợ, điều đó thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần có biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ dân cư và các TCKT, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động, giúp ngân

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 52 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

hàng có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và giảm thiểu được chi phí điều chuyển vốn từ Hội sở chính. Từ đó sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng.

Hệ số thu nợ

Chỉ số này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng với số vốn đã giải ngân cho vay. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Hệ số thu nợ giai đoạn 2011-2013 là khá cao (khoảng trên 94%), cụ thể như sau: hệ số thu nợ của năm 2011 là 94,86%, năm 2012 tăng lên 106,78% và năm 2013 giảm xuống còn 98,66%. Con số nêu trên đã thể hiện được công tác thu nợ của chi nhánh được thực hiện khá tốt, cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thẩm định các khoản vay, thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn và nhắc nhở khách hàng thời hạn thu nợ, vì vậy hệ số thu nợ của chi nhánh qua các năm luôn cao và đáng kể là năm 2012 hệ số tăng lên 106% so với năm trước.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng tại Vietcombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011- 2013 có sự biến động, cụ thể: năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 5,14 vòng. Sang năm 2012 giảm xuống còn 4,63 vòng. Vòng quay dao động từ 4-5 vòng/năm tương đương với độ dài một vòng quay trung bình từ 70-90 ngày, như vậy vốn cho vay doanh nghiệp của Vietcombank Sóc Trăng quay vòng tương đối nhanh và cơ cấu cho vay ngắn hạn của chi nhánh cũng có tỷ lệ cao. Với tình hình kinh tế sau khủng hoảng còn nhiều bất ổn, đang dần phục hồi như hiện nay thì cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng quản lý nguồn vốn dễ dàng hơn, thời gian thu nợ nhanh, hạn chế xảy ra rủi ro, nhưng lại làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh trong việc kiểm đếm tiền, lưu kho và tìm kiếm khách hàng cho khoản vay mới.

Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt nhất. Nếu dư nợ tăng và tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được mở rộng, càng ít rủi ro, lợi nhuận đạt được càng cao.

Trong thời gian qua mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng mảng doanh nghiệp trên địa bàn được chi nhánh chú trọng và cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức cho phép của NHNN là 5%. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh từ năm 2011- 2013 có chiều hướng tăng như sau: năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0,76%, đạt chỉ tiêu do

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 53 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Vietcombank TW đề ra dưới 1%; năm 2012 tỷ lệ tăng lên 0,92% và tiếp tục tăng lên 2,40% trong năm 2013.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)