Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 56 - 60)

5. Kết cấu nội dung đề tài

3.6.4.2. Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế

Ngành nông nghiệp, thủy sản

Dư nợ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ, chỉ khoảng 0,49% - 0,74%/tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp là do đặc thù của ngành nông nghiệp, thủy sản thường sản xuất theo mùa vụ nên chỉ vay ngắn hạn trong năm và có thể thu hồi nợ tương đối đầy đủ trong

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 46 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

năm đó. Dư nợ của ngành nông nghiệp, thủy sản tính đến ngày 31/12/2012 là 8.258 triệu đồng, tăng 12,12% so với năm 2011. Dư nợ tăng là do năm 2012 diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh có xảy ra dịch bệnh dẫn đến thiệt hại về sản lượng khá nhiều, các doanh nghiệp bị thua lỗ nên chưa thể trả nợ cho NH. Năm 2013, dư nợ giảm còn lại 7.104 triệu đồng, tương ứng giảm 1.154 triệu đồng so với dư nợ thời điểm năm trước.

Ngành công nghiệp chế biến

Đây là ngành thế mạnh của tỉnh nên cũng được Vietcombank Sóc Trăng chú trọng cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến. DSCV, DSTN luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, do đó dư nợ của ngành cũng chiếm tỷ trọng rất cao (từ 63%- 74%) trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ là 1.105.005 triệu đồng, tuy nhiên lại giảm xuống còn 725.400 triệu đồng trong năm 2012 tương ứng giảm 34,35%, vì tình hình kinh tế vẫn đang suy thoái ở mức đáy, hàng hóa xuất khẩu bị tồn đọng do thế giới thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dung giảm, DSCV không tăng, dẫn đến dư nợ của ngành này cũng giảm theo tương ứng. Bước sang năm 2013 dư nợ đã tăng nhẹ ở mức 759.965 triệu đồng, tăng 4,76% so với thời điểm năm trước.

Ngành xây dựng

Dư nợ ngành xây dựng có xu hướng tăng đều qua các năm gần đây, mặc dù tỷ trọng dư nợ chiếm không cao. Năm 2011, dư nợ đạt 36.373 triệu đồng, tăng lên 56.358 triệu đồng thời điểm năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 54,94% và kết thúc năm 2013 mức tăng tiếp tục nâng lên 80.307 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 42,49%. Dư nợ tăng là một tín hiệu đáng mừng trong việc tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng, gia tăng nguồn thu cho chi nhánh, nhưng đặc biệt cũng phải chú ý theo dõi khách hàng để tránh tăng tỷ lệ nợ xấu, như vậy khoản vay mới đạt được hiệu quả tối đa.

Ngành thương nghiệp

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao khoảng hơn 20% trên tổng dư nợ và qua các năm cũng có thay đổi tăng giảm như sau: năm 2012 đạt mức 267.952 triệu đồng, tăng 2,05% so với năm 2011 và sang năm 2013, mức dư nợ bị giảm xuống còn 258.619 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,48%. Tình hình biến động này cũng là theo xu hướng chung của thực trạng kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái hiện nay, nhưng dư nợ năm 2013 có xu hướng tăng lên cho thấy dấu hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện và là tiền đề để năm 2014 kinh tế có những

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 47 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

bước chuyển tốt hơn, kéo theo hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng sẽ có những bước tiến mới.

Các ngành khác

Dư nợ của một số ngành khác có tình hình số liệu qua các năm như sau: năm 2011 dư nợ đạt 91.683 triệu đồng, chiếm 6,10% trong tổng tổng dư nợ chung; đến năm 2012 giảm xuống còn 58.032 triệu đồng, giảm 36,70% so với năm 2011. Nhưng trong năm 2013 tăng lên 98.005 triệu đồng, tăng 68,88% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp ở các ngành kinh tế tại Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 48 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % * Theo thời hạn

1. Ngắn hạn 1.331.057 963.889 1.065.717 (367.168) (27,58) 101.828 10,56 2. Trung-Dài hạn 171.943 152.111 138.483 (19.832) (11,53) (13.628) (8,96)

Dư nợ cho vay DN 1.503.000 1.116.000 1.204.200 (387.000) (25,75) 88.000 7,88 * Theo ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, thủy sản 7.365 8.258 7.104 893 12,12 (1.154) (14,27)

2. Công nghiệp chế biến 1.105.005 725.400 759.965 (379.605) (34,35) 34.565 4,76

3. Xây dựng 36.373 56.358 80.307 19.985 54,94 23.949 42,49

4. Thương nghiệp 262.574 267.952 258.619 5.378 2,05 (9.333) (3,48)

5. Các ngành khác 91.683 58.032 98.005 (33.651) (36,70) 39.973 68,88

Dư nợ cho vay DN 1.503.000 1.116.000 1.204.200 (387.000) (25,75) 88.000 7,88

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 49 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 56 - 60)