Doanh số cho vay phân theo thời hạn

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 52)

5. Kết cấu nội dung đề tài

3.6.2.1. Doanh số cho vay phân theo thời hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn

Các doanh nghiệp ở Sóc Trăng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh ở các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và thương mại; các doanh nghiệp này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thu hồi nguồn vốn nhanh nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 35 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

là rất lớn. Do đó, NH có các doanh nghiệp vay vốn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh với thời hạn tối đa là 12 tháng, nên làm cho DSCV ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV.

Nhìn vào bảng 3.3, cho thấy DSCV của năm 2011 là 6.966.000 triệu đồng, chiếm 98,31% trên tổng DSCV; năm 2012 con số này chỉ còn 5.568.300 triệu đồng, suy giảm 1.397.700 triệu đồng (tương ứng 20,06%) so với năm 2011. Đến năm 2013, DSCV được cải thiện tăng lên 6.442.405 triệu đồng, chiếm đến 99,48% tổng DSCV và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước là 15,70%.

Qua các năm từ 2011- 2013 có sự tăng giảm DSCV là do ảnh hưởng kinh tế suy thoái, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất cầm chừng, nên nhu cầu vốn lưu động ở thị trường thấp, một phần lãi suất cho vay thời kỳ này còn cao, làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn, lợi nhuận doanh nghiệp không đạt mức kỳ vọng. Trước tình hình đó thì doanh số cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Doanh số cho vay trung – dài hạn

Trong những năm gần đây do nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư, vay vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị; và hình thức cho vay trung - dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chi nhánh đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng vay trung, dài hạn và phải rất thận trọng trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay. Điều này thể hiện ở DSCV trung – dài hạn không chỉ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp mà giá trị còn có xu hướng giảm dần qua các năm.

Từ bảng 3.3 ta thấy, DSCV trung - dài hạn năm 2011 là 119.700 triệu đồng, chiếm 1,69% trong tổng DSCV. Tiếp đến năm 2012 doanh số giảm chỉ còn 109.800 triệu đồng, tương ứng giảm 8,27% so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục này sụt giảm đáng kể và chỉ còn ở mức 33.764 triệu đồng, chỉ chiếm 0,52% trong tổng DSCV và giảm hơn 69% so với cùng kỳ năm trước.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thì doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh nhất của nền kinh tế tác động lên và các tình huống phá sản, luôn rình rập các doanh nghiệp với trạng thái luôn luôn vỡ nợ. Trong thời kỳ này hệ thống NHTM không nằm ngoài quy luật của kinh tế, khi doanh nghiệp phá sản hay vỡ nợ nhiều thì ngân hàng cũng bị đe dọa. Từ năm 2011-2013 trong thời kỳ nền kinh tế từ lạm phát đến suy thoái nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp để đầu tư dài hạn rất hạn chế, một phần do lãi suất thời kỳ này cao hơn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nên từ đó DSCV dài hạn của

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 36 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Vietcombank Sóc Trăng cũng bị ảnh hưởng nặng. Trong những năm này doanh nghiệp hạn chế mua sắm trang thiết bị, do hàng hóa bị trì trệ không bán được, hầu hết các dự án đều đóng băng, nên nhu cầu vốn dài hạn gặp nhiều sự tác động làm cho doanh số cho vay không đạt được tăng trưởng.

3.6.2.2.Doanh số cho vay phân theo ngành nghề

Ngành nông nghiệp, thủy sản

Sóc Trăng là 1 tỉnh ở vùng ĐBSCL, có hệ thống sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển dài 72km tiếp giáp với biển Đông, ngư trường có trữ lượng thủy hải sản khá lớn nên thế mạnh của tỉnh là về trồng trọt và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Vì vậy nguồn vốn vay từ các ngành này là rất lớn để các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Vietcombank Sóc Trăng cũng nhận thấy được tiềm năng này, tuy nhiên DSCV của ngành nông nghiệp, thủy sản tại Vietcombank Sóc Trăng chiếm tỷ trọng chưa cao, dao động ở mức 10%-12% trên tổng DSCV từ năm 2011-2013.

DSCV ở lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản của NH qua các năm không ổn định, năm 2012 DSCV giảm 81.228 triệu đồng, tương đương 10,97% so với năm 2011, đạt mức 659.227 triệu đồng. Nguyên nhân là do diện tích nuôi tôm của tỉnh năm 2011 bị thiệt hại lớn vì tôm bị dịch bệnh “Hội chứng hoại tử gan” trên tôm nuôi và trong năm 2012 tôm chết do bệnh đốm trắng và “Hội chứng chết sớm”, và trong những năm này ngành trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bị trì trệ, chỉ còn một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng để đợi cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng, nên NH đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Sang năm 2013, do đã khống chế được dịch bệnh và sản lượng thủy sản tăng 7,81% so với năm 2012 nên DSCV đã tăng và đạt mức 776.493 triệu đồng, tương ứng tăng 17,78%. Ngoài ra, năm 2013 ngành nông nghiệp và thủy sản được sự kích cầu từ chính sách của chính phủ, nên các ngành được hưởng lợi về hỗ trợ lãi suất, nên nhiều doanh nghiệp được tiếp cận vốn giá rẻ đầu tư cho nuôi trồng, và thị trường xuất khẩu bắt đầu khởi sắc nên nguồn nhiên liệu cung cấp cho xuất cũng tăng theo từ đó doanh số cho vay năm 2013 đã tăng hơn so với năm 2012.

Ngành công nghiệp chế biến

Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản, tôm công nghiệp lớn nên ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu phát triển rất mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu và là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Với thế mạnh về nguồn vốn và các sản phẩm thanh toán quốc tế đa dạng nên Vietcombank Sóc Trăng đã phát triển quan hệ tín

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 37 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

dụng với hầu hết các công ty chế biến xuất nhập khẩu trên địa bàn như Cty Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX), Cty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN), Cty Thủy sản Út Xi... Vì vậy, DSCV ngành công nghiệp chế biến (CNCB) của NH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 60%) trên tổng DSCV trong thời gian qua.

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy năm 2012, DSCV của ngành CNCB là 3.796.345 triệu đồng, giảm 1.406.648 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng tôm nguyên liệu của tỉnh bị thiệt hại vì dịch bệnh; nên ảnh hưởng phần nào đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giá trị sản xuất của các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu bị giảm. Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng của các nước bị giảm sút do thắt chặt chi tiêu, nên lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài vì thế mà giảm đi đáng kể; các DN XNK trong nước sản xuất hàng hóa chỉ ở mức cầm chừng, không có nhu cầu vay vốn sản xuất dẫn đến DSCV vay cũng bị sụt giảm theo. Ngành chế biến nông sản hiện nay do các nước như Ấn Độ, Trung Quốc đang bắt đầu cạnh tranh xuất khẩu gạo với Việt Nam nên nhu cầu gạo của các nước là khách hàng truyền thống nhập gạo của Việt Nam trước đây, đang dịch chuyển dần sang các nước khác, nên làm cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gặp khó khăn và có nhiều doanh nghiệp bị lỗ nặng và phá sản. Sang năm 2013, kinh tế đang từng bước phục hồi chậm chạp và có nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước, NH cũng đã nỗ lực hết mình tìm kiếm KH mới và tiếp tục duy trì các mối quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống. DSCV từ đó cũng dần được cải thiện, tăng 9,31% so với năm 2012, đạt mức 4.149.929 triệu đồng.

Ngành xây dựng

DSCV ngành xây dựng bao gồm các đối tượng vay vốn thực hiện hoặc đầu tư cho việc xây dựng, sửa chữa dự án. DSCV ở ngành này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng DSCV (dao động từ 2% - 4%), nhưng giá trị vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 DSCV đạt 167.223 triệu đồng, năm 2012 tăng lên mức 225.455 triệu đồng, tương ứng tăng 34,80% so với năm 2011. Năm 2013 DSCV vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt mức 281.714 triệu đồng, tăng 56.259 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Qua số liệu trên cho thấy nền kinh tế từ năm 2011 đến năm 2013 gặp nhiều khó khăn, trong đó có ngành xây dựng; nhưng riêng ở Sóc Trăng ngành xây dựng vẫn có đà tăng trưởng đều qua các năm, trong khi đó các địa phương khác bị ảnh lớn. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thì việc đầu tư xây dựng phải ngưng trệ lại, nhưng riêng ở Sóc Trăng DSCV ngành xây dựng vẫn tăng, do các công ty xây dựng chỉ tập trung vào các

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 38 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

công trình trọng điểm của Nhà nước và dân sinh nên nhu cầu thiết yếu như cầu đường, bệnh viện….và xây dựng nhà ở, nên ít bị ảnh hưởng lớn trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát.

Ngành thương nghiệp

Ngành thương nghiệp ở Sóc Trăng bao gồm các ngành chính như: kinh doanh hàng hóa thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch - vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải kho bãi…

Tại Vietcombank Sóc Trăng, đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng doanh số cho vay, dao động từ 12%-17%, và DSCV luôn tăng trưởng trong suốt những năm qua. Cụ thể, năm 2011 DSCV đạt 901.301 triệu đồng, năm 2012 đạt 903.385 triệu đồng, tăng 2.084 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2013, DSCV của ngành vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 1.091.234 triệu đồng, tăng 20,79% so với năm 2012. Nguyên nhân DSCV ở lĩnh vực thương nghiệp tăng trưởng tốt là do lãi suất cho vay ngày cảng giảm nên đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, vì thế ngành thương nghiệp có xu hướng phát triển. Bên cạnh đó do tỉnh đang chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thương mại – dịch vụ theo hướng bền vững như: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh đến năm 2020, vận động, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế; đầu tư nâng cấp các khu du lịch, mở rộng mạng lưới vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong tỉnh.

Các ngành khác

DSCV của các ngành khác trên địa bàn có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm như sau: năm 2011 doanh số đạt 73.692 triệu đồng, chiếm 1,04% trong tổng DSCV; đến năm 2012 tăng lên 93.688 triệu đồng, tăng 27,13% so với năm 2011 và tiếp tục trong năm 2013 tăng lên 176.799 triệu đồng.

Tóm lại, DSCV hiện nay của Vietcombank Sóc trăng phần lớn tập trung cho ngành chế biến thủy sản là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng, đây là chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng với phát triển thế mạnh, tiềm năng hiện tại và lâu dài của địa phương. Trong khi đó ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lại là vùng nguyên liệu đáp nhu cầu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, thì việc đầu tư cho vay lĩnh vực này chưa khai thác hết tiềm năng nên có sự chênh lệch tỷ trọng khá lớn. Doanh số cho vay tập trung quá nhiều vào ngành chủ lực của tỉnh mà bỏ quên các ngành nghề có DSCV tăng trưởng đều như ngành xây dựng, thương nghiệp…nhưng tỷ trọng lại thấp, ít được chú

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 39 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

trọng để tăng trưởng. Nếu DSCV được phân bổ tỷ trọng đều cho các ngành thì vừa phân tán rủi ro, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng hiện tại và lâu dài.

Hình 3.3: Cơ cấu doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 40 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Bảng 3.3: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % * Theo thời hạn

1. Ngắn hạn 6.966.000 5.568.300 6.442.405 (1.397.700) (20,06) 874.105 15,70 2. Trung-Dài hạn 119.700 109.800 33.764 (9.900) (8,27) (76.036) (69,25)

Tổng DSCV 7.085.700 5.678.100 6.476.169 (1.407.600) (19,87) 798.069 14,06 * Theo ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, thủy sản 740.455 659.227 776.493 (81.228) (10,97) 117.266 17,78 2. Công nghiệp chế biến 5.203.029 3.796.345 4.149.929 (1.406.684) (27,03) 353.584 9,31

3. Xây dựng 167.223 225.455 281.714 58.232 34,80 56.259 24,95

4. Thương nghiệp 901.301 903.385 1.091.234 2.084 0,23 187.849 20,79

5. Các ngành khác 73.692 93.688 176.799 19.996 27,13 83.111 88,71

Tổng DSCV 7.085.700 5.678.100 6.476.169 (1.407.600) (19,87) 798.069 14,05

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 41 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)