5. Kết cấu nội dung đề tài
2.2.5. Qui trình cho vay của Vietcombank Sóc Trăng
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Cán bộ khách hàng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung, gồm:
1. Giấy đề nghị tín dụng: đề nghị vay vốn/ bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món 2. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
3. Hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp
4. Hồ sơ về mục đích vay, dự án, phương án kinh doanh 5. Hồ sơ về tài sản thế chấp/đảm bảo
Bước 2: Thẩm định các điều kiện TD
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ khách hàng nghiên cứu, đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về KH - Năng lực pháp lý
- Mô hình tổ chức và bố trí lao động - Quản trị điều hành của doanh nghiệp - Ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính - Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng.
3. Nghiên cứu mục đích vay, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ 4. Định giá tài sản đảm bảo đảm
5. Xác định các phương thức và nhu cầu vay
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
1. Cán bộ khách hàng sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (Bước 2) lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình Trưởng phòng khách hàng
2. Trưởng phòng khách hàng trên cơ sở tờ trình của cán bộ kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
3. Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ Trưởng phòng khách hàng trình để quyết định. - Duyệt đồng ý cho vay.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 23 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
- Đưa ra hội đồng tín dụng quyết định đối với trường hợp khoản vay vượt thầm quyền của BGĐ chi nhánh
- Trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều khác (nếu có).
4. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: trong những ngày làm việc, kể từ ngày KH cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời KH về quyết định của mình trong vòng 5 ngày trở lại.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
1. Giải ngân:
Trình duyệt giải ngân:
a. CBKH sau khi xem xét hồ sơ nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPKH b. TPKH kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBKH - Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định. c. Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: ký duyệt.
- Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do.
2. Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay 3. Theo dõi, kiểm tra khoản vay:
Theo dõi nợ vay
Cán bộ khách hàng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay theo nội dung sau: - Theo dõi nợ vay.
- Khai thác phần mềm điện toán.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay - Kiểm tra hồ sơ chứng từ.
- Kiểm tra tại hiện trường. - Lập biên bản kiểm tra.
Theo dõi phân tích KH về :
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Theo dõi, phân tích tình hình tài chính.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 24 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
- Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay.
Bước 5: Điều chỉnh tín dụng (nếu có)
1. Căn cứ điều chỉnh:
- Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng
- Cán bộ khách hàng đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi, kiểm tra, rà soát đánh giá khoản vay/ khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ bộ phận Quản lí nợ.
2. Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực cho vay/ thư bảo lãnh.
- Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.
3. Nguyên tắc và trình tự thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) thực hiện theo quy định hiện hành của Vietcombank
- Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của KH.
Cán bộ khách hàng thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách,…. Và phần mềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) cho KH trước 5 ngày làm việc theo nội dung sau:
- Theo dõi trả nợ gốc - Theo dõi trả lãi
- Theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.
- Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có) 2. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 25 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1. Tất toán khoản vay
Khi KH trả hết nợ, cán bộ khách hàng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay.
2. Giải chấp các hợp đồng bảo đảm TS:
- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố. - Thủ tục xuất KH giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố.
Cán bộ khách hàng lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình Trưởng phòng khách hàng kiểm soát, và trình lãnh đạo ký duyệt.
3. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Cán bộ khách hàng thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý hồ sơ theo quy định của Vietcombank
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 26 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2011-2013