Kiến nghị với Vietcombank Sóc Trăng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu nội dung đề tài

4.4.3. Kiến nghị với Vietcombank Sóc Trăng

- Chi nhánh cần có một bộ phận cán bộ chuyên môn khảo sát kỹ tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới một cách chính xác và khoa học; nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Từ đó NH đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, đi sâu vào từng đối tượng, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng chung của hệ thống Vietcombank.

- Bên cạnh đó cũng cần đầu tư cho công tác Marketing, quảng bá hình ảnh ngân hàng để khuyếch trương thương hiệu Vietcombank sâu rộng trên thị trường như: treo các banrol, áp phích quảng cáo, phát tờ rơi giới thiệu về các sản phẩm, chương trình ưu đãi của Vietcombank tại những nơi bắt mắt, điểm công cộng đông người nhằm thu hút sự chú ý.

- Chi nhánh nên xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận này phải thường xuyên được đào tạo bài bản, thường xuyên cập nhật thông tin khách

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 69 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

hàng, từ đó có thể đưa ra ý kiến tư vấn cho các giao dịch viên, cán bộ khách hàng…có vậy mới có thể giúp cho dịch vụ chăm sóc khách hàng đem lại hiệu quả, đạt tới sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

- Ngân hàng cần phải xác định đối tượng khách hàng VIP, khách hàng truyền thống và khách hàng phổ thông. Khách hàng VIP và khách hàng truyền thống khi đến giao dịch tại ngân hàng cần được Giám đốc, các trưởng phòng và cán bộ liên quan đón tiếp ân cần, niềm nở, lịch sự ở phòng tiếp khách sang trọng, đầy đủ tiện nghi hiện đại để khách hàng cảm thấy mình có một vị thế quan trọng hơn khách hàng phổ thông. Ngoài phương pháp chăm sóc trực tiếp còn phải có phương pháp chăm sóc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin để kịp thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng, được ngân hàng quan tâm chu đáo

- Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngành ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh trong hoạt động của ngân hàng, giá trị cốt lõi của vấn đề là con người. Bởi vì khách hàng thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh càng lớn, do vậy Vietcombank Sóc Trăng cần đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp từ kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ, kỹ năng xử lý thông tin từ khách hàng, kỹ năng xây dựng quan hệ khách hàng.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 70 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

PHẦN KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò quan trọng của tín dụng ngày càng được bộc lộ rõ nét. Nổi bật là hoạt động tín dụng của các NHTM, trong đó hoạt động tín dụng doanh nghiệp góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp là một trong những yếu tố đưa đến thành công cho doanh nghiệp và cả hệ thống ngân hàng.

Qua quá trình thực tập tại Vietcombank Sóc Trăng cũng như dựa trên những kết quả vừa nghiên cứu, phân tích số liệu từ năm 2011 đến 2013 và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, Vietcombank Sóc trăng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Trước tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn chưa được phục hồi hoàn toàn và môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM đòi hỏi Vietcombank phải coi việc nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của NH.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, khoá luận tốt nghiệp đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

- Đi sâu vào nghiên cứu phân tích thực trạng kinh doanh cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Sóc Trăng trong các năm 2011-2012-2013 để nhận thấy những thành tựu mà Vietcombank Sóc Trăng đạt được, và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết trong hoạt động Marketing.

- Đánh giá nguồn vốn hiện tại, tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong việc huy động vốn, từ đó đưa ra giải pháp để huy động được nguồn vốn giá rẻ để đủ lực cạnh tranh các đối thủ trên địa bàn.

- Đánh giá khai thác các ngành nghề mà mà Vietcombank Sóc Trăng chưa khai thác triệt, để nhằm giúp Vietcombank Sóc Trăng khai hết tiềm năng thế mạnh ngành nghề của địa phương nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng.

- Trên cơ sở đánh giá được những điểm mạnh, hạn chế trong chiến thuật phần cứng và phần mềm của Vietcombank Sóc Trăng so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn cần khắc phục để giữ khách hàng truyền thống và khai thác khách hàng mới được dễ dàng hơn.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 71 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Khoá luận đã đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:

* Nhóm giải pháp thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết của Vietcombank Sóc Trăng.

* Nhóm giải pháp thuộc thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết của Vietcombank (VCB TW).

* Nhóm giải pháp kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các bộ ngành có liên quan.

Tất cả các giải pháp trên nhằm tận dụng những khả năng đang có, khắc phục những tồn tại để kinh doanh ngày một tốt hơn. Đề tài rất mong được góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng và góp phần đưa thương hiệu Vietcombank đến với đông đảo đối tượng khách hàng hơn. Hệ thống các giải pháp đưa ra trong khóa luận có mối liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Các giải pháp này cũng giúp cho việc quản lý nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, sự cạnh tranh bình đẳng có lợi cho toàn xã hội.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 72 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu:

1. Cục Thống kê Sóc Trăng (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Sóc Trăng năm 2011

2. Cục Thống kê Sóc Trăng (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Sóc Trăng năm 2012

3. Cục Thống kê Sóc Trăng (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Sóc Trăng ước năm 2013

4. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội

5. ThS. Trần Thị Thúy Hồng, ThS. Nguyễn Thị Ly Phương, ThS. Đặng Thị Kim Phượng (2012), Bài giảng Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại Phần I, Cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ.

6. Vietcombank (2013), Báo cáo thường niên 2013, Hà Nội

7. Vietcombank Sóc Trăng (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Sóc Trăng.

8. Vietcombank Sóc Trăng (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Sóc Trăng.

9. Vietcombank Sóc Trăng (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013, Sóc Trăng.

Website:

1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, www.soctrang.gov.vn

2. NH Nhà nước Việt Nam, www.sbv.com.vn

3. NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, www.agribank.com.vn 4. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, www.vietcombank.com.vn

5. NHTMCP Công thương Việt Nam, www.vietinbank.vn 6. NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, www.bidv.com.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 79 - 83)