5. Kết cấu nội dung đề tài
2.2.3.6. Phòng ngân quỹ
- Là nơi thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền mặt VND, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có xác nhận của phòng Kế toán và phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 21 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh 2.2.3.7. Phòng Kiểm tra giám sát & tuân thủ
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban trong việc thực các quy định, quy trình nghiệp vụ của VCB.TW và các quy định của NHNN.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng ngân hàng
- Đôn đốc nhắc nhở cán bộ, công nhân viên làm đúng nguyên tắc lao động.
- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất của VCB.TW, hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo kho ngân hàng khi có yêu cầu.
2.2.4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Hiện nay, Vietcombank Sóc Trăng đang thực hiện các mảng kinh doanh chính như sau:
- Huy động vốn tiết kiệm trong dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng, chuyển khoản,…cho các cá nhân và tổ chức có tài khoản tiền gửi thanh toán; Thanh toán các loại Séc trong nước và quốc tế như: Séc du lịch, Séc nhờ thu;
- Thực hiện trả lương tự động cho doanh nghiệp;
- Nhận tiền chuyển đến trong nước và chuyển đến từ nước ngoài qua các kênh chuyển tiền nhanh như Moneygram, Uniteller, TN Monex; kiều hối, kênh thanh toán SWIFT;
- Chuyển tiền đi trong nước và quốc tế;
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân hàng điện tử: InternetBanking, PhoneBanking, SMS banking, ví điện tử;
- Dịch vụ thẻ: chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ quốc tế đồng thời phát hành các loại thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế;
- Mua bán ngoại tệ với cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: nhờ thu bộ chứng từ, tín dụng thư, Telex Transfer, CAD, COD,…
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng VND và ngoại tệ; Cho vay, cầm cố ngắn hạn các Giấy tờ có giá; Thấu chi các tài khoản thanh toán
Các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank Sóc Trăng rất đa dạng, phong phú, hiện đại và ngày càng có nhiều tính ưu việt hơn.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 22 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
2.2.5. Qui trình cho vay của Vietcombank Sóc Trăng đối với khách hàng DN
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Cán bộ khách hàng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung, gồm:
1. Giấy đề nghị tín dụng: đề nghị vay vốn/ bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món 2. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
3. Hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp
4. Hồ sơ về mục đích vay, dự án, phương án kinh doanh 5. Hồ sơ về tài sản thế chấp/đảm bảo
Bước 2: Thẩm định các điều kiện TD
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ khách hàng nghiên cứu, đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về KH - Năng lực pháp lý
- Mô hình tổ chức và bố trí lao động - Quản trị điều hành của doanh nghiệp - Ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính - Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng.
3. Nghiên cứu mục đích vay, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ 4. Định giá tài sản đảm bảo đảm
5. Xác định các phương thức và nhu cầu vay
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
1. Cán bộ khách hàng sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (Bước 2) lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình Trưởng phòng khách hàng
2. Trưởng phòng khách hàng trên cơ sở tờ trình của cán bộ kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
3. Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ Trưởng phòng khách hàng trình để quyết định. - Duyệt đồng ý cho vay.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 23 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
- Đưa ra hội đồng tín dụng quyết định đối với trường hợp khoản vay vượt thầm quyền của BGĐ chi nhánh
- Trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều khác (nếu có).
4. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: trong những ngày làm việc, kể từ ngày KH cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời KH về quyết định của mình trong vòng 5 ngày trở lại.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
1. Giải ngân:
Trình duyệt giải ngân:
a. CBKH sau khi xem xét hồ sơ nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPKH b. TPKH kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBKH - Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định. c. Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: ký duyệt.
- Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do.
2. Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay 3. Theo dõi, kiểm tra khoản vay:
Theo dõi nợ vay
Cán bộ khách hàng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay theo nội dung sau: - Theo dõi nợ vay.
- Khai thác phần mềm điện toán.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay - Kiểm tra hồ sơ chứng từ.
- Kiểm tra tại hiện trường. - Lập biên bản kiểm tra.
Theo dõi phân tích KH về :
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Theo dõi, phân tích tình hình tài chính.
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 24 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
- Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay.
Bước 5: Điều chỉnh tín dụng (nếu có)
1. Căn cứ điều chỉnh:
- Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng
- Cán bộ khách hàng đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi, kiểm tra, rà soát đánh giá khoản vay/ khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ bộ phận Quản lí nợ.
2. Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực cho vay/ thư bảo lãnh.
- Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.
3. Nguyên tắc và trình tự thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) thực hiện theo quy định hiện hành của Vietcombank
- Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của KH.
Cán bộ khách hàng thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách,…. Và phần mềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) cho KH trước 5 ngày làm việc theo nội dung sau:
- Theo dõi trả nợ gốc - Theo dõi trả lãi
- Theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.
- Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có) 2. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 25 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1. Tất toán khoản vay
Khi KH trả hết nợ, cán bộ khách hàng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay.
2. Giải chấp các hợp đồng bảo đảm TS:
- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố. - Thủ tục xuất KH giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố.
Cán bộ khách hàng lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình Trưởng phòng khách hàng kiểm soát, và trình lãnh đạo ký duyệt.
3. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Cán bộ khách hàng thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý hồ sơ theo quy định của Vietcombank
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 26 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2011-2013
3.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh và vị thế của Vietcombank Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố nằm cuối hạ lưu sông Hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tái thành lập năm 1992, có diện tích tự nhiên là 3.310 km2
và dân số năm 2013 ước khoảng 1.310.292 người. Với lợi thế có 72km bờ biển tiếp giáp với biển Đông và hệ thống sông ngòi dài hơn 3000km, Sóc Trăng rất thuận lợi trong giao thông đường bộ và đường thủy, vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh ĐBSCL dễ dàng. Nhờ địa thế này, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp; phát triển mạnh ở các lĩnh vực trồng trọt, khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến nông - thủy sản và du lịch sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa lễ hội.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn có sự phát triển tích cực, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá (mức tăng GDP bình quân từ 2011-2013 trên 9%/năm) trước bối cảnh còn nhiều khó khăn chung của kinh tế trong nước và thế giới. Kinh tế của tỉnh có tiềm năng thuận lợi để phát triển thì cũng kéo theo ngành Ngân hàng phát triển, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và thoả mãn các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
Qua nhiều năm hoạt động, Vietcombank Sóc Trăng đã ngày càng nâng cao uy tín, tạo được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng, khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn. Hiện nay, Vietcombank Sóc Trăng là một trong những NHTMCP lớn, nằm trong top NHTM hàng đầu của tỉnh, có uy tín và chất lượng phục vụ tốt; là đơn vị tiên phong trong việc đưa các dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân tỉnh Sóc Trăng. Cùng với chức năng nhiệm vụ của mình, Vietcombank Sóc Trăng sẽ tiếp tục thể hiện rõ vai trò của một NH chủ lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
3.2. Đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn
Sóc Trăng là một tỉnh đang phát triển, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khoảng 9% trở lên. So với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng có những thế mạnh về chế biến thủy sản xuất khẩu, có nhiều nhà máy với công suất 100.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 514 triệu USD, ngoài ra còn nuôi trồng, khai
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 27 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
thác thủy sản và sản xuất nông nghiệp…Về tương lai sắp tới tỉnh Sóc Trăng tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp và dịch vụ gắn với thế mạnh kinh tế biển trở thành ngành kinh tế chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với tiềm năng kinh tế phát triển hiện tại và tương lai, Sóc Trăng là môi trường được các ngân hàng thương mại đầu tư, mở rộng mạng lưới hoạt động.
3.3. Đánh giá đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
Tính đến thời điểm hiện nay, địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 19 chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động, chưa kể một số NHTM chưa có trụ sở giao dịch và ngân hàng nước ngoài đã chào bán sản phẩm tại Sóc Trăng. Trước sự hoạt động mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, đã tạo ra một áp lực lớn đối với các ngân hàng thương mại, trong đó Vietcombank Sóc Trăng cũng không nằm ngoài quy luật canh tranh này. Hơn nữa, thế mạnh kinh tế của tỉnh Sóc Trăng không được đa dạng ngành nghề so các tỉnh khác, các doanh nghiệp lại không nhiều nên môi trường đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng gặp khó, vì vậy các ngân hàng phải cạnh tranh nhau từng khách hàng.
3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 của VCB Sóc Trăng 3.4.1. Thu nhập 3.4.1. Thu nhập
Thu nhập là khoản tiền mà NH thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm các hoạt động như: cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác. Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của Vietcombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011-2013 bị giảm sút. Cụ thể, năm 2011 NH có tổng thu nhập là 330.510 triệu đồng; sang năm 2012, con số này bị giảm mạnh xuống còn 188.313 triệu đồng, giảm 43,02% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, tổng thu nhập của NH tiếp tục bị giảm còn 179.946 triệu đồng, tương đương giảm 4,44% so với năm 2012.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % A. Thu nhập 330.510 188.313 179.946 (142.197) (43,02) (8.367) (4,44)
1. Thu nhập từ lãi 169.883 133.195 80.714 (36.688) (21,60) (52.481) (39,40)
2. Thu nhập ngoài lãi 160.627 54.267 99.232 (106.360) (66,22) 44.965 82,86
B. Chi phí 322.264 146.772 166.199 (175.492) (54,46) 19.427 13,24
1. Chi trả lãi 176.598 114.320 44.358 (62.278) (35,27) (69.962) (61,20)
2. Chi phí ngoài lãi 145.666 32.452 121.841 (113.214) (77,72) 89.389 275,45
C. Lợi nhuận trước thuế 8.246 41.541 13.747 33.295 403,77 (27.794) (66,91)
GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 28 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh
Trong đó, thu nhập từ lãi của chi nhánh có chiều hướng giảm mạnh qua các năm, với con số của năm 2011 là 169.883 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 133.195 triệu đồng và năm 2013 chỉ còn 80.714 triệu đồng. Thu nhập của chi nhánh bị giảm là do năm 2011 trước tình hình nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái do lạm phát và khủng hoảng năm 2008 trên thế giới, kinh tế không tăng trưởng được, do đó để điều tiết ổn định nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD, nên lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm theo tương ứng, dẫn đến thu nhập từ lãi của chi nhánh bị giảm sút rõ rệt. Và tỉnh Sóc Trăng cũng bị ảnh hưởng trước tình hình kinh tế chung của đất nước. Các DN trong tỉnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa cầm chừng, không tiêu thụ được sản phẩm…từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Thu nhập của ngân hàng chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, mà còn phải xét nhiều yếu tố như lợi thế thương hiệu, chi phí…Trong đó chi phí là yếu tố quan