Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mảng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu nội dung đề tài

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mảng doanh nghiệp tạ

nghiệp tại Vietcombank Sóc Trăng

Định hướng của Vietcombank Sóc Trăng trong thời gian tới là tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững, tuy nhiên mảng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, làm cho việc thực hiện định hướng kinh doanh sắp tới gặp nhiều khó khăn, khó hoàn thành mục tiêu đề ra. Vì vậy chi nhánh cần khắc phục một số hạn chế như sau:

- Giải pháp 1: Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí điều chuyển vốn từ VCB.TW, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động huy động vốn. Đặc biệt là trong thời gian tới trần lãi suất huy động được dự đoán có thể tiếp tục giảm, làm cho tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển vốn sang kênh đầu tư khác. Do đó cần tích cực nghiên cứu thị trường, đưa ra các gói sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu khách hàng về lãi suất, kỳ hạn, chính sách rút tiền trước hạn… và cần quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền tại Vietcombank sẽ an toàn hơn so với các đối thủ khác.

Chi nhánh cần tích cực khai thác trả lương qua tài khoản của các cơ quan tổ chức doanh nghiệp để huy động được nguồn vốn giá rẻ qua tài khoản tài khoản tiền gửi. Nâng cao mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo của từng đơn vị và có những chính giá ưu đãi với những cán bộ này để họ chấp thuận sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì lúc này sẽ có một nguồn vốn giá rẻ ở tài khoản ngân hàng.

Bên cạnh đó chi nhánh cần xây dựng, triển khai các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng các món quà đơn giản nhưng tiện dụng như: nón bảo hiểm, áo mưa, đồ gia dụng, phiếu mua hàng giảm giá tại siêu thị…sẽ dễ thu hút được khách hàng hơn. Đối với những khách hàng có số dư TGTK thường xuyên và những khách hàng thân thuộc có số dư tiền gửi cao sẽ có chính sánh ưu đãi, khuyến khích tặng quà có giá trị sử dụng tốt vào những ngày lễ, ngày tết.

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 64 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Ngoài ra, có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng đến giao dịch với ngân hàng thông qua khách hàng cũ và khách hàng trung thành, khách hàng gắn bó dài lâu với ngân hàng; bằng cách nhờ những khách hàng này giới thiệu người thân quen của họ đến giao dịch với ngân hàng và tặng quà cho họ dựa theo lợi ích mà họ mang lại cho ngân hàng, làm phát triển mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng hơn. - Giải pháp 2: Đối với DSCV ở các ngành nghề hiện nay chỉ tập trung vào ngành thế mạnh, ít chú trọng các ngành khác về lâu dài sẽ là tiềm ẩn rất dễ rủi ro khi ngành đó có biến động thì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rất lớn, do vậy:

+ Đối với ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đây là thế mạnh của tỉnh mà trong khi đó lại là nguồn nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp chế biến, sản xuất do vậy Vietcombank Sóc Trăng phải là cầu nối giữ doanh nghiệp nuôi trồng với doanh nghiệp sản xuất tạo thành mô hình khép kín, vừa được cho vay nuôi trồng vừa cho vay vốn lưu động chế biến sản xuất thì dư nợ sẽ tăng dần và tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương, nếu cầu nối thành công thì tạo ra được cơ chế kiểm tra vốn cũng dàng hơn và kiểm soát được nợ xấu. + Đối với ngành xây dựng, ngân hàng nên tạo một kênh khách hàng có nhu cầu

mua nhà và hỗ trợ vốn xây nhà, liên kết nhà đầu tư với khách hàng, vừa cho công ty xây dựng vay, vừa cho khách hàng vay, từ đó việc kiểm soát đồng vốn của ngân hàng cũng dễ dàng hơn.

+ Đối với ngành thương nghiệp: bao gồm các dịch vụ mua bán…trong đó ngành nuôi trồng cũng liên quan đến ngành thương mại dịch vụ, do đó ngân hàng nên xây dựng những dịch vụ đảm bảo cho việc mua bán giữa hai bên tạo ra cầu nối cung- cầu, khi không có niềm tin lẫn nhau, ngân hàng đứng ra bảo lãnh vừa cho vay hai bên, vừa giúp hai bên có niềm tin lẫn nhau, tạo ra mô hình khách hàng khép của Vietcombank. Đối với ngành chế biến thì tạo cho các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định vừa cho vay được bên cung ứng nguyên liệu và NH kết nối giữa hai khách hàng với nhau thì dễ dàng quản lý nguồn vốn cho vay được dễ dàng hơn.

- Giải pháp 3: Cần thực hiện đúng qui định, qui trình thẩm định và xét duyệt cho vay để đảm bảo rủi ro cho ngân hàng nhưng cần linh hoạt áp dụng cơ chế thoáng trong định giá tài sản đảm bảo, có thể định giá theo giá thị trường hay thuê thẩm định giá để

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 65 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

từ đó có thể nâng mức cho vay đối với các khách hàng tốt, có nhu cầu vay thật sự. Đây là định hướng cần thiết để nâng cao sự cạnh tranh đối với các ngân hàng đối thủ.

- Giải pháp 4: Đối với lãi suất, Vietcombank cần nghiên cứu kỹ và xây dựng khung lãi suất cạnh tranh, áp dụng biên độ lãi suất linh hoạt để cán bộ khách hàng có đủ thẩm quyền quyết định khi đến chào giá với doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong biên độ cho phép nếu khách hàng có yêu cầu hạ lãi suất, hạn chế việc mất thời gian về trình báo, xin ý kiến lãnh đạo, và làm cho KH cảm thấy ngân hàng kém năng động, tạo cơ hội cho các ngân hàng cạnh tranh chen vào chào giá, giành khách hàng. Cán bộ cần thường xuyên tìm hiểu, so sánh mức lãi suất và các sản phẩm của các ngân hàng đối thủ đưa ra để nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng cơ sở, chiến thuật cạnh tranh trình lãnh đạo xem xét, tránh để mất cơ hội kinh doanh vào tay đối thủ cạnh tranh.

- Giải pháp 5: Chi nhánh cần tuyển thêm nhân sự bổ sung cho phòng Khách hàng nhằm phân bố hợp lý tỷ lệ dư nợ cho mỗi cán bộ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng quản lý khách hàng và quản lý các khoản vay chặt chẽ hơn. Ngoài ra còn giúp tăng khả năng tiếp cận và phát triển khách hàng trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NH có nguồn cán bộ dồi dào hơn Vietcombank Sóc Trăng. Bên cạnh đó việc áp dụng bán các sản phẩm chuẩn sẽ góp phần tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, rút ngắn thời gian rà soát khách hàng, chỉ cần KH đạt được đúng chuẩn là xét duyệt cho vay ngay. Hơn nữa cán bộ cần được hỗ trợ về mặt công nghệ để cải thiện tốc độ làm việc, từ đó cán bộ khách hàng có nhiều thời gian giám sát và quản lý khách hàng chặt chẽ, và khai thác khách hàng mới.

- Giải pháp 6: Khuyến khích cán bộ trao dồi thêm kiến thức, tìm hiểu sâu về các ngành nghề, lĩnh vực liên quan do mình quản lý, để có đủ năng lực đánh giá chính xác tình hình và mọi hoạt động tại doanh nghiệp; nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh phù hợp về hạn mức và kịp thời xử lý rủi ro khi có dấu hiệu xấu. Bên cạnh đó cán bộ cần thường xuyên thu thập thông tin về tình hình biến động của thị trường, thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho bản thân cũng như chia sẽ thông tin cho các cán bộ nhân viên trong ngân hàng qua các bản tin nội bộ, nhằm trang bị những thông tin cần thiết khi thẩm định cho vay và tư vấn kinh doanh cho KH.

- Giải pháp 7: Đối với công tác đào tạo cán bộ, Chi nhánh cũng cần mở các lớp đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán với khách hàng cho

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 66 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

toàn thể cán bộ nhân viên chứ không chỉ riêng cán bộ khách hàng. Để mỗi cán bộ có đủ sự am hiểu nhất định về các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh và có thể nhanh chóng giới thiệu, tư vấn cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Giao chỉ tiêu hoạt động và chế độ khen thưởng cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ. - Giải pháp 8: Đối với chiến lược Marketing, Chi nhánh phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các chương trình cộng đồng, các hoạt động xã hội qua đó nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu Vietcombank đến gần với mọi người, nâng cao mức độ nhận biết trên thị trường. Đây cũng là tiền đề để Vietcombank Sóc Trăng thăm dò, xây dựng thương hiệu, làm quen với khách hàng trước khi mở rộng thị phần về các địa bàn huyện trong tỉnh. Nhanh chóng xây dựng, triển khai đề án mở phòng giao dịch tại các địa bàn huyện có tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành trọng điểm, chủ lực của tỉnh như: công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu; khai thác, nuôi trồng thủy sản; sản xuất nông sản xuất khẩu…tại các địa bàn như huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vĩnh Châu. Như vậy công tác tiếp cận khách hàng ở các địa bàn huyện xa sẽ được dễ dàng hơn, khách hàng giao dịch thuận tiện hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng.

- Giải pháp 9: Đối với chiến thuật phần mềm là đặc thù của từng ngân hàng và của từng cán bộ phải linh hoạt, năng động nhạy bén, am hiểu khách hàng…. từ đó mới giúp khách hàng phát triển như: tư vấn khách hàng trong hoạt động kinh doanh, dự báo rủi ro cho khách hàng và tìm kiếm thông tin quan trọng giúp khách hàng tránh được rủi ro trong kinh doanh, làm cầu nối cho khách tiêu thụ sản phẩm, nhất là tư vấn lĩnh vực đầu tư mở rộng kinh doanh phù hợp với khách hàng, khi có hiệu quả thì việc tăng dư nợ khách hàng là không khó và giữ được khách hàng lâu dài hơn; đưa thương hiệu Vietcombank ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)