Nợ xấu của Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu nội dung đề tài

3.6.5. Nợ xấu của Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

Nhìn chung, nợ xấu của các doanh nghiệp tại địa bàn có xu hướng giảm vào năm 2012 nhưng đột ngột tăng mạnh trở lại trong năm 2013. Qua bảng, nợ xấu năm 2011 từ 12.770 triệu đồng đã giảm xuống còn 11.428 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,92%, thực hiện tốt kế hoạch TW giao là không quá 1%. Trong đó bao gồm nợ của Cty TNHH Quốc Hải là 3.960 triệu đồng, Cty TNHH KM Phương Nam là 5.740 triệu đồng do đến hạn gốc và lãi chưa thanh toán; còn lại là 1.728 triệu đồng do khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, trả lãi và gốc theo định kỳ trễ hạn. Năm 2013, nợ xấu của doanh nghiệp đột ngột tăng mạnh, lên con số 32.172 triệu đồng, chiếm 2,4% trong tổng dư nợ và vượt kế hoạch TW giao là không quá 1%; trong đó nợ xấu chủ yếu gồm nợ nhóm 3 và nhóm 5 lần lượt là 17.474 triệu đồng và 14.539 triệu đồng và chủ yếu là nợ xấu của ngành CNCB và xây dựng.

Hình 3.6: Cơ cấu nợ xấu phân theo ngành kinh tế tại Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 50 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Nguyên nhân nợ xấu tăng cao là do doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng 2011-2012 nhưng đến năm 2013 thì không còn đủ sức duy trì do năng lực quản lý điều hành kém, thiếu vốn kinh doanh, không tìm được nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các doanh nghiệp tuyên bố giải thể, phá sản. Theo “Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2013” của Cục thống kê Sóc Trăng thì trong năm 2013 toàn tỉnh có 1589 doanh nghiệp, trong đó có 244 doanh nghiệp giải thể, tăng 187 DN so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp giải thể không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu năm 2013 của Chi nhánh tăng lên đáng kể.

Nợ xấu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng, do đó chi nhánh cần có những biện pháp tích cực phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và xử lý triệt để các khoản nợ xấu đã phát sinh, cố gắng thu hồi lại nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.

Bảng 3.6: Nợ xấu của Vietcombank Sóc Trăng năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % * Theo thời hạn

1. Ngắn hạn 4.600 3.508 30.100 (32.980) (90,39) 26.592 758,04

2. Trung-Dài hạn 8.170 7.920 2.072 (92) (1,15) (5.848) (73,84)

Tổng nợ xấu 12.770 11.428 32.172 (1.342) (10,51) 20.744 181,52 * Theo ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, thủy sản 2.855 4.872 2.273 2.017 70.65 (2.599) (53,35)

2. Công nghiệp chế biến 5.024 2.245 9.000 (2.779) (55,31) 6.755 300,89

3. Xây dựng 1.145 1.480 17.205 335 29,26 15.725 1.062,5

4. Thương nghiệp 1.850 1.230 1.861 (620) (33,51) 631 51,30

5. Các ngành khác 1.896 1.601 1.833 (295) (15,56) 232 14,49

Tổng nợ xấu 12.770 11.428 32.172 (1.342) (10,51) 20.744 181,52

GVHD: Ngô Thị Bích Phượng 51 SVTH: Đinh Thị Phương Thanh

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)