Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.4.1.4 Về mối quan hệ giữa hợp đồng thế chấp quyền sử
đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất là hai hợp đồng riêng biệt, chúng điều chỉnh cho hai lọai quan hệ khác nhau: hợp đồng tín dụng được áp dụng cho việc vay vốn còn hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay. Hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất có thể được ký kết riêng hoặc được lập ngay trong phần phụ của hợp đồng tín dụng. Mối quan hệ của hai loại hợp đồng này được quy định tại Điều 15 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm, trong đó nêu rõ:
_________________________________________________________________________ Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vơ hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm khơng chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo cách quy định của Nghị định 163 như trên chúng ta có thể hiểu thế chấp chỉ là một biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự chứ không phải là điều kiện bắt buộc phải quy định trong hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng vay tài sản, nếu phần thế chấp không đúng quy định của pháp luật thì chỉ vơ hiệu ở phần thế chấp và coi hợp đồng vay tài sản đó là giao dịch khơng có đảm bảo, chứ khơng phải hợp đồng vay tài sản đó bị vơ hiệu. Điều này cũng phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự đó là sự vơ hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính (theo Điều 410, Bộ luật Dân sự 2005). Trong trường hợp này, ta hiểu rằng hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính và hiệu lực của nó hịan tồn khơng phụ thuộc bất cứ một hợp đồng nào khác.