Hồ sơ đăng ký thế chấp nộp tại văn phòng đăng ký

Một phần của tài liệu Quyền thế chấp quyền sử dụng đất thực trạng pháp lý và giải pháp hoàn thiện (Trang 54 - 55)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.4.2.2Hồ sơ đăng ký thế chấp nộp tại văn phòng đăng ký

2.4.2 Thủ tục đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất

2.4.2.2Hồ sơ đăng ký thế chấp nộp tại văn phòng đăng ký

bao gồm

Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp ( 02 bản) theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT- BTP-BTNMT ngày16/6/2005 của bộ tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường; văn bản uỷ quyền đăng ký( nếu có);

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có cơng chứng, chứng thực theo định tại điểm a, khoản 1, Điều 130 của Luật Đất đai hoặc có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần (01 bản);

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính Phủ; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu cơng trình xây dựng và các lọai giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, nếu pháp luật có quy định. Trong trường hợp bên thế chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khỏan 1,2, và 5, Điều 50 của Luật Đất đai; Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước đang quản lý Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính; các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm c, khoản 1, Điều 135, điểm a và điểm c, khỏan 1, Điều 136, các điểm a,c,d và đ, khoản 1, Điều 137 của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP về thi hành Luật Đất đai để thực hiện đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định này sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/01/2008, nhưng các trường hợp đã nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01/11/2007 mà chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn được sử dụng các giấy tờ nêu trên để thế chấp;

Bản sao giấy phép xây dựng hoặc dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mà pháp luật quy định phải được cấp giấy phép xây dựng hoặc lập dự án.

_________________________________________________________________________ Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp theo quy định tại Điều 153 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 25/10/2004: “Trong trường hợp nội dung hợp đồng tín

dụng có điều khỏan về thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hoặc hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng thì trong thời hạn khơng quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp phải nộp hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất”. Đây là một quy định hồn tồn khơng phù hợp với đặc điểm cho vay của

các ngân hàng. Thời hạn trên có thể khơng đủ để thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm hoặc vì lý do khách quan nào khác mà các bên không thể tiến hành việc đăng ký thế chấp chỉ trong thời hạn 05 ngày. Đồng thời nếu tính thời hạn để đăng ký thế chấp thì nên tính từ thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp chứ không nên lấy mốc thời gian kể từ khi ký kết hợp đồng tín dụng như vậy. Vì vậy trên thực tế các bên thường khắc phục điểm yếu kém của quy định này bằng các cách sau: Thứ nhất là, ký hợp đồng tín dụng nhưng khơng ghi ngày ký và chờ cho đến ngày công chứng, chứng thực được hợp đồng bảo đảm thì mới ghi ngày ký hợp đồng tín dụng. Thứ hai là, ký lại hợp đồng tín dụng để thay thế cho hợp đồng cũ để đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Quyền thế chấp quyền sử dụng đất thực trạng pháp lý và giải pháp hoàn thiện (Trang 54 - 55)