Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.5 Xóa đăng ký thế chấp
2.5.1 Các trường hợp xóa thế chấp và Thẩm quyền xóa đăng ký thế chấp
Theo quy định tại phần VII của Thông tư 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT, cơ quan đã tiến hành đăng ký thế chấp thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp trong các trường hợp sau:
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;
Việc thế chấp được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; Hợp đồng thế chấp bị chấm dứt theo bản án, quyết định của Tòa án;
Tài sản thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật; Theo thỏa thuận của các bên.
2.5.2 Hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký thế chấp
Đối với các trường hợp nêu trên hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã thực hiện việc đăng ký thế chấp đó. Hồ sơ gồm có:
Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (02 bản), văn bản ủy quyền (nếu có);
Xác nhận của bên nhận thế chấp về việc đã hòan thành nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc bản xác nhận của bên nhận thế chấp về việc đã hòan thành nghĩa vụ trả nợ;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.5.3 Trình tự thủ tục
Trình tự thủ tục xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất được thực hiện với các bước giống với trình tự thủ tục khi đăng ký thế chấp.
Việc xóa đăng ký thế chấp là một việc làm hết sức cần thiết vì đây là hành vi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm trả lại quyền sử dụng đất hợp pháp và tòan vẹn cho bên thế chấp, chỉ sau khi được các cơ quan đã đăng ký thế chấp tiến hành xóa đăng ký thế chấp thì bên đã thế chấp mới có thể tiếp tục dùng quyền sử dụng đất của mình để tiến hành các giao dịch khác. Nhưng trên thực tế, do ý thức pháp luật còn kém nên nhiều người dân sau khi hòan thành xong nghĩa vụ trả
_________________________________________________________________________ nợ cho ngân hàng và được Ngân hàng ra quyết định công nhận xóa thế chấp, chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm tiền vay thì nghĩ rằng thủ tục pháp lý đã xong và sau đó khi tiến hành các giao dịch khác bằng chính mảnh đất đó thì khơng được cơ quan có thẩm quyền cho phép với lý do mảnh đất đó đang bị “ngăn chặn” bởi đã bị thế chấp trước đây mà chưa được xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Khi đó nếu người dân muốn tiếp tục thực hiện các giao dịch mới thì phải tiến hành đồng thời hai thủ tục là xóa đăng ký thế chấp và thủ tục đăng ký cho giao dịch mới trên cùng mảnh đất đó, điều này có thể làm cho họ phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian công sức hoặc có thể lâm vào tình trạng khó khăn hơn nếu các giấy tờ liên quan đến việc thế chấp trước đây đã bị thất lạc. Vì vậy điều quan trọng nhất vẫn là ý thức pháp luật của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bên cạnh đó các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng khi tham gia vào các quan hệ cũng cần giải thích, hướng dẫn tường tận, rõ ràng để người sử dụng đất hiểu được những nghĩa vụ pháp lý mà mình phải thực hiện.