Phương thức khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Quyền thế chấp quyền sử dụng đất thực trạng pháp lý và giải pháp hoàn thiện (Trang 65 - 66)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.6 Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản có trên đất thế chấp

2.6.3.3 Phương thức khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Đây không phải là một phương pháp để xử lý quyền sử dụng đất thế chấp mà về bản chất nó được xem là một biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền của bên nhận thế chấp. Theo quy định tại Điều 63, Nghị Định 163/2006/NĐ-CP, biện pháp này chỉ được thực hiện khi hết thời hạn ấn định trong thông báo về việc xử lý tài sản mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì người xử lý tài sản mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Biện pháp khởi kiện tại Tịa án vẫn cịn nhiều khó khăn khi tiến hành và khơng mang lại hiệu quả cao vì:

Xuất phát từ chế độ hai cấp xét xử, ba cấp Tòa ở nước ta, khi một khiếu kiện được đưa ra giải quyết tại Tòa án lẽ ra sẽ được giải quyết rất nhanh chóng vì Tịa án

_________________________________________________________________________ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, bản án của Tịa án có hiệu lực pháp lý cao, thế nhưng hiệu lực pháp lý này lại không được áp dụng ngay mà lại phát sinh thêm cấp xét xử phúc thẩm, rồi cịn có xem xét lại vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến vụ kiện được đưa ra xử ở hết tòa này rồi lại đến tòa khác, làm mất nhiều thời gian, cơng sức và chi phí của các bên.

Kế đến phải bàn về công tác thi hành án ở nước ta hiện nay cịn q chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của Ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc các lý do khác. Những trường hợp đó, Ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí đến nửa năm Ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

Từ sau khi bên nhận thế chấp khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên thế chấp trả tiền vay cho đến khi bản án có hiệu lực thi hành và cơ quan thi hành án tổ chức việc kê biên bán đấu giá tài sản để thi hành án sẽ mất rất nhiều thời gian, và tốn kém nhiều chi phí.

Từ những yếu kém trong tổ chức và thực thi pháp luật của ngành Tòa án như kể trên đã làm cho vai trò của cơ quan Tòa án trong việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ ngày càng bị lu mờ, không được ưa chuộng áp dụng. Cần phải tiến hành cải tổ lại hệ thống Tòa án ở nước ta sao cho thật đơn giản, hoạt động có hiệu quả để tránh những thủ tục rườm rà gây trì trệ cho cơng việc của người dân.

Một phần của tài liệu Quyền thế chấp quyền sử dụng đất thực trạng pháp lý và giải pháp hoàn thiện (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)