Định hướng tổ chức lãnh thổ nông – lâm ngư nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 104 - 121)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông – lâm ngư nghiệp

3.2.2.1. Định hướng chung

- Phát triển nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Lựa chọn những cây trồng thích hợp với địa hình vùng cao, có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chú trọng vùng nghèo, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người; chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ thích hợp nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích và bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

- Sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, mà trọng tâm là phát triển lúa nước và ngô lai; chú trọng phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện của tỉnh, tạo sản phẩm hàng hoá chủ lực theo hướng thâm canh, tăng năng suất như: mía, đậu tương, thuốc lá; xây dựng vành đai thực phẩm, các loại rau, đậu theo hướng sản xuất sạch phục vụ nhu cầu của dân cư thị xã, khu công nghiệp; tập trung phát triển các loại cây ăn quả như: lê, mận, bưởi, cam, quýt, hồng không hạt trên cơ sở giống mới và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển chăn nuôi hàng hoá có giá trị kinh tế cao, trên cơ sở tận dụng ưu thế của tỉnh miền núi; tập trung phát triển đàn bò lấy thịt theo hướng công nghiệp; phát triển chăn nuôi trâu, dê, chăn nuôi lợn hướng nạc, gia cầm theo quy mô trang trại, hộ gia đình; phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chiếm 46,3%.

- Xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn; kết hợp trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, phát triển hệ thống rừng sản xuất gồm rừng nguyên liệu giấy và gỗ công nghiệp, hồi, thảo quả, chè đắng; đưa độ che phủ của rừng đạt trên 60% vào năm 2020.

- Khai thác diện tích mặt nước hiện có, xây dựng thêm các hồ thuỷ lợi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản tập trung với mục đích sản xuất hàng hoá; nâng cấp cơ sở ươm cá giống phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và các tỉnh lân cận. 3.2.2.2. Tổ chức lãnh thổ nông – lâm - ngư nghiệp

* Tổ chức lãnh thổ nông – lâm theo 03 tiểu vùng

- Tiểu vùng bình địa, gồm Thị xã và huyện Hòa An: Tại đây xây dựng vùng nông nghiệp theo mô hình công nghiệp hoặc bán công nghiệp về chăn nuôi trâu, bò thịt, nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gà, vịt và thâm canh lúa, ngô, thuốc lá, rau xanh, hoa quả. Song song với trồng trọt và phát triển chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

nuôi, đẩy mạnh hoạt động chế biến nông sản tại khu công nghiệp Đề Thám, sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.

Đối với lâm nghiệp: Quy hoạch, xây dựng và thực hiện chương trình lâm nghiệp kết hợp phát triển rừng sản xuất với rừng phòng hộ; các sản phẩm lâm sản từ rừng như gỗ, trúc, đặc sản rừng ... qua chế biến, tiêu thụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo; phát triển vốn rừng góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn nguồn nước, đất đai, cảnh quan thiên nhiên và củng cố quốc phòng, an ninh.

- Tiểu vùng núi đá, gồm các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà và Hạ Lang. Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu kinh tế xã hội tổng hợp biên giới Tà Lùng, mở rộng vùng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi để sản xuất các sản phẩm hàng hoá, như mía đường, đậu tương, lạc, trâu, bò, gia cầm. Xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô trung bình với thiết bị công nghệ tiên tiến nhằm làm tăng giá trị nông sản của vùng đã qua chế biến, chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh môi trường, có sức cạnh tranh cao đáp ứng thị trường.

Trong lâm nghiệp: Quy hoạch, xây dựng và thực hiện chương trình lâm nghiệp, chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xây dựng vốn rừng và sản xuất các sản phẩm lâm sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích lịch sử, bảo tồn thiên nhiên với một số loài đặc hữu.

- Tiểu vùng núi đất gồm các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm và Thạch An. Vùng này, tập trung sản xuất các sản phẩm lúa, ngô, đậu tương, chè, bột dong riềng; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò (nhất là bò). Đồng thời phát triển các cơ sở chế biến có công suất và dây chuyền công nghệ hợp lý để sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

Về lâm nghiệp: Quy hoạch, xây dựng vốn rừng và sản xuất ra các sản phẩm lâm sản đồ gỗ, đặc sản rừng, nguyên liệu giấy các loại ... góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái.

* Phát triển các vùng chuyên canh tập trung hàng hóa:

- Vùng trồng thuốc lá nguyên liệu tại bồn địa thung lũng Hòa An, nam Hà Quảng, huyện Trà Lĩnh, huyện Thông Nông, huyện Trùng Khánh và huyện Nguyên Bình.

- Vùng ngô hàng hoá tập trung ở 5 huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm và vùng cao núi đá của huyện Hà Quảng (Lục khu).

- Vùng đậu tương tập trung ở các huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên và Hạ Lang.

- Vùng sản xuất lạc giống tại 5 huyện: Nguyên Bình, Thông Nông, Thạch An, Hạ Lang và Hà Quảng.

- Vùng trồng mía nguyên liệu tại 4 huyện: Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang và Thạch An.

- Vùng trồng trúc sào tập trung tại 4 huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông và Hoà An.

- Vùng chăn nuôi bò tập trung tại 4 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình và Trùng Khánh.

- Vùng trồng hồi tập trung chủ yếu tại 4 huyện: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm.

- Vùng trồng cây lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ tại các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An và Hòa An.

- Phát triển cá nước lạnh ở Phja Oắc - Phja Đén, Tĩnh Túc (Nguyên Bình). - Trồng cây ăn quả có múi ở Thị Xã Cao Bằng, phía nam Hoà An; trồng dẻ ăn quả Trùng Khánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102

3.2.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ dịch vụ

3.2.3.1. Định hướng chung

- Tăng cường đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn thị xã (thành phố trong tương lai), các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó, ưu tiên cửa khẩu Tà Lùng và các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp. Thu hút đầu tư, thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa Cao Bằng với cả nước và thị trường Trung Quốc.

- Xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ, các trạm thu mua nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vùng cao giao lưu, trao đổi, kích thích phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu, bình ổn giá cả thị trường.

- Quy hoạch sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo sự ổn định thị trường và hàng hoá xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị trường.

- Phát triển du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, ăn uống, khách sạn, nhà hàng... đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và đây cũng là điều kiện để đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ vận tải; phấn đấu tăng năng lực vận tải đến năm 2020 gấp 3 lần so với hiện nay.

- Quy hoạch phát triển mạng dịch vụ bưu chính, viễn thông của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 3.2.3.2. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ

* Vùng trung tâm

- Tập trung đầu tư xây dựng một số khu thương mại tổng hợp và các điểm du lịch như khu mỏ nước khoáng Tân An, khu pháo đài, hồ Khuổi Lái, Hồ Thăng Hen, căn cứ địa kháng chiến Lam Sơn, khu lâm viên Kỳ Sầm.

- Chú trọng phát triển các công trình dịch vụ phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

* Vùng miền Đông

- Tập trung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, hình thành trung tâm dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu tái xuất hàng hoá.

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cụm du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao trên cơ sở quy hoạch chi tiết cụm du lịch và khu phụ cận, từng bước hoàn thành đầu tư dự án tổng thể của khu du lịch.

* Vùng miền Tây

- Phát triển khu di tích Pác Bó xứng với tầm vóc di tích lịch sử quốc gia. Đây là cụm du lịch lịch sử có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nước ta mà còn có ý nghĩa lớn đối với quốc tế.

- Xây dựng và quản lý tốt khu rừng Trần Hưng Đạo (là địa điểm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944 - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam). Ngoài ý nghĩa là một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với thời kỳ đầu của lực lượng vũ trang Việt Nam thì đây còn là khu rừng có cảnh quan đẹp (đặc biệt là rừng trúc), có thể tạo nên một khu du lịch sinh thái văn hoá gắn với nơi cư trú của đồng bào Dao - một dân tộc có nhiều nét văn hoá đặc sắc.

- Xây dựng khu du lịch sinh thái Phja Oắc-Phja Đén, là vùng núi có độ cao trên 1.000m so với mặt biển, khí hậu mát mẻ, thảm thực vật và động vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104

phong phú. Vì vậy, sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao leo núi. Khi phát triển khu du lịch sinh thái cần đảm bảo phát triển bền vững.

Các điểm di tích lịch sử khác cũng được đầu tư tôn tạo; đồng thời phát triển làng nghề và lễ hội truyền thống các dân tộc để phục vụ du khách.

3.2.4. Định hướng xây dựng và phát triển hành lang kinh tế

3.2.4.1. Hành lang kinh tế quốc lộ 3

Quốc lộ 3 là tuyến đường có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn Cao Bằng với trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của cả nước. Cao Bằng là trung gian, là cầu nối giữa thị trường rộng lớn trong nước với Trung Quốc qua cửa khẩu Tà Lùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cao Bằng hình thành và phát triển hành lang kinh tế dọc tuyến quốc lộ 3. Để phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 3 cần:

- Không ngừng nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3 và các trục đường ngang kết nối với trục đường chính (quốc lộ 3).

- Hình thành và phát triển mạnh các khu - cụm - điểm công nghiệp dọc tuyến quốc lộ 3 như Khu công nghiệp Đề Thám, Cụm công nghiệp Tà Lùng, Cụm công nghiệp Quảng Uyên…

- Tham mưu, đề xuất với Chính phủ để có được cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, nhất là trong việc thu hút, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Tà Lùng nói riêng và các cửa khẩu của Cao Bằng nói chung.

- Đầu tư phát triển và nâng cấp các đô thị như Tà Lùng, Quảng Uyên, Thị xã Cao Bằng, Khu đô thị mới Đề Thám…

- Tiếp tục phát triển và hình thành mới các vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hóa để hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến cũng như thúc đẩy các hoạt động dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105

- Liên kết chặt chẽ với các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trong việc hình thành và phát triển hàng lang kinh tế quốc lộ 3.

3.2.4.2. Hành lang kinh tế quốc lộ 34

Quốc lộ 34 là tuyến đường vành đai biên giới, nối Cao Bằng với Hà Giang, đây là tuyến đường có ý nghĩa chiến lược quốc phòng, đồng thời vùng có quốc lộ này chạy qua là vùng chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhìn chung trình độ dân trí thấp và còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế của cả tỉnh Cao Bằng cũng như của tỉnh Hà Giang. Do vậy, việc hình thành và phát triển hành lang quốc lộ 34 không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng sâu sắc. Định hướng phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 34: - Tiếp tục đầu tư nâng cấp quốc lộ 34 và các tuyến đường liên xã, liên huyện kết nối với trục chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa và các hoạt động xã hội khác.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ: + Trong công nghiệp: phát triển các cụm công nghiệp Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Bảo Lạc và Bảo Lâm; đẩy mạnh hoạt động tiểu thủ công nghiệp truyền thống; đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Bảo Lâm (trên sông Gâm).

+ Trong nông nghiệp: Tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu trúc; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò hàng hóa.

+ Trong lĩnh vực dịch vụ: Đẩy mạnh đầu tư phát triển các điểm du lịch cũng như phát triển đa dạng các loại hình như du lịch sinh thái vùng Phja Oắc – Phja Đén, Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, du lịch văn hóa cộng đồng dựa vào những nét văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số…

- Phát triển các đô thị như Thị trấn Nguyên Bình, Thị trấn Tĩnh Túc, Thị trấn Bảo Lạc, Thị trấn Bảo Lâm. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp và phát triển Thị trấn Bảo Lạc thành đô thị trung tâm của các huyện miền Tây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106

- Phối hợp với tỉnh Hà Giang trong việc đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất công – nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác để hình thành và phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 34.

3.2.5. Định hướng tổ chức không gian đô thị

* Phát triển các đô thị lớn: Mở rộng, xây dựng thị xã Cao Bằng trở thành đô thị loại III với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh. Hướng phát triển kinh tế là thương mại, dịch vụ và du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (tập trung phát triển ngành tự động hóa, lắp ráp, cơ khí, điện tử, sản xuất thiết bị, chế biến nông sản, công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân vi sinh). Xây

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 104 - 121)