7. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Ở Việt Nam, hình thức tổ chức lãnh thổ trong nông nghiệp hiện nay phổ biến là khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên môn hóa cây trồng gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông – công nghiệp).
* Khu nông nghiệp công nghệ cao
Khu nông nghiệp công nghệ cao là một lãnh thổ xác định, tuy không qúa lớn về diện tích, nhưng áp dụng kĩ thuật canh tác hiện đại với công nghệ cao. Chính vì vậy, khu nông nghiệp công nghệ cao thường mang lại hiệu quả cao với những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh. Đây là hình thức tổ chức làm hạt nhân để phát triển nền nông nghiệp sinh thái và bền vững.
Tuy nhiên, loại hình khu nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay chưa phát triển mạnh, nhưng đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở ven các thành phố lớn.
Bảng 1.4: Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007 STT Khu NNCNC Địa điểm Diện tích
canh tác (ha)
Hướng chuyên môn hóa
1 TP. Hồ Chí Minh H. Củ Chi 100 Rau cao cấp
2 T. Lâm Đồng H. Đức Trọng 300 Rau, hoa xuất khẩu
3 TP. Hà Nội H. Thanh Trì 80 Rau cao cấp
4 TP. Hải Phòng H. Cát Hải 150 Rau, quả xuất khẩu
Cả nước 630
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
* Vùng trồng cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông – công nghiệp)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25
Đây là hình thức tổ chức theo lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp mà nước ta đã và đang phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành nhiều khu vực cây trồng gắn với công nghiệp chế biến thành một thể tổ hợp nông – công nghiệp. Hình thức này tiêu biểu đối với phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, tại các vùng này người ta ứng dụng công nghệ cao và kĩ thuật canh tác tiến tiến, đồng thời gắn với các nhà máy chế biến có công nghệ hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, giá trị lớn. Tiêu biểu cho hình thức tổ hợp nông – công nghiệp ở nước ta hiện nay là các tổ hợp nông – công nghiệp sau: Tổ hợp mía ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và ở Đồng bằng sông Cửu Long; tổ hợp chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; tổ hợp cà phê ở Tây Nguyên; tổ hợp điều ở Đông Nam Bộ; tổ hợp tiêu ở Duyên hải miền Trung…
Trong lâm nghiệp ở nước ta hiện nay cũng có hình thức tổ chức lãnh thổ rất có hiệu quả giống như tổ hợp nông – công nghiệp mà chúng ta gọi là tổ hợp lâm – công nghiệp, tức là gắn vùng rừng nguyên liệu với xí nghiệp chế biến nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu của hình thức này là tổ hợp lâm – công nghiệp chế tạo giấy, tổ hợp lâm – công nghiệp chế tạo gỗ…