Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Điều kiện tự nhiên của Cao Bằng rất đa dạng, do đó hệ thực động vật cũng được đánh giá là đa dạng, phong phú về giống, loài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

* Thực vật: Theo thống kê sơ bộ, thực vật ở Cao Bằng có 65 họ, 300 loài cây gỗ khác nhau và còn nhiều loại cây thân thảo khác chủ yếu là cây nhiệt đới, đồng thời có cả cây á nhiệt đới và ôn đới. Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, hệ thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh.

- Thảm rừng chiếm ưu thế là kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới có nhiều tầng (4 – 5 tầng tán), với những loài cây lá xanh quanh năm. Tầng cao nhất có thể đạt tới 35 – 40m, tầng thấp là những cây dây leo, tầm gửi…Kiểu rừng này hiện nay đã bị tàn phá nhiều, chỉ còn rất ít ở vùng núi cao của Bảo Lạc, Nguyên Bình trên núi Phja Dạ, Phja Oắc. Loại rừng này có nhiều lâm sản và dược liệu quý hiếm.

- Kiểu rừng phổ biến thứ hai là rừng rậm nửa rụng lá mưa nhiệt đới, trong đó cây rụng lá mùa đông chiếm ưu thế. Ở vùng địa hình cao có các loại cây lá kim á nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn hợp núi cao với các loại cây đỗ quyên, thông tre, kim giao, dẻ…Vành đai thực vật á nhiệt đới và ôn đới phát triển ở độ cao 400 – 500m trở lên.

- Do điều kiện đất đai khác nhau có thể phân biệt hai loại rừng ở Cao Bằng: rừng núi đất và rừng núi đá với những loại cây khác nhau.

+ Rừng núi đất phổ biến các loại cây họ dẻ, sến, táu, trám, cáng lò… nhiều nhất là cây sau sau, các loại khảo (khảo gài, khảo hương, khảo khinh…). Hiện còn chủ yếu là rừng tái sinh với các loại cây thuần như tre, trúc, vầu, nứa…Trúc là cây đặc sản có nhiều ở Nguyên Bình, Bảo Lạc và Thông Nông, đây là cây trồng có giá trị kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc nơi đây. Thân trúc được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, các mặt hàng như chiếu, bàn ghế, cần câu, hàng thủ công mỹ nghệ…măng trúc còn là món ăn đặc sản.

+ Rừng núi đá phát triển trên núi đá vôi: cây sinh trưởng chậm, gỗ rắn, cứng hơn. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở các cao nguyên đá vôi biên giới,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

dãy núi Lục Khu – Thạch An, gồm nhiều loại cây gỗ quý như: nghiến, lát, đinh, lim, kim giao, hoàng đàn…

- Ngoài cây lấy gỗ, rừng Cao Bằng còn có nhiều loại cây ăn quả, cây dược liệu quý, một số cây lấy dầu và nhiều loại rau, nấm… làm thực phẩm. Đặc biệt ở Bảo Lạc, Thông Nông có cây chè tuyết, Thạch An có cây chè đắng. Cây chè đắng đang được phát triển, cung cấp nguyên liệu cho xưởng chế biến chè đắng ở Đông Khê.

- Bên cạnh các cây tự nhiên, thực vật Cao Bằng đa dạng hơn với các cây trồng như: lúa gạo, lúa mì, ngô, đại mạch…, các cây thực phẩm như đậu tương, lạc, các loại rau…, các cây công nghiệp như mía, thuốc lá, cây lấy dầu… Đặc biệt có nhiều cây ăn quả đặc sản như dẻ (Trùng Khánh), mận, đào (Bảo Lạc, Nguyên Bình, Trùng Khánh), lê (Đông Khê) và các loại cây dược liệu như tam thất, sa nhân, quế, thảo quả…

* Động vật: Bên cạnh sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Cao Bằng cũng đa dạng, có nhiều loại động vật quý hiếm. Tuy nhiên cũng như tình trạng chung của cả nước, động vật ở Cao Bằng đã bị giảm sút nhiều do môi trường sống bị thu hẹp, do săn bắt quá mức. Theo điều tra, nghiên cứu ở một số rừng tại Cao Bằng có một số loài động vật như sau:

+ Lớp thú: có bộ linh trưởng, như khỉ, voọc mũi hếch...; bộ gặm nhấm, như sóc, chuột chũi, nhím, tê tê… và bộ ăn thịt: móc cua, mèo rừng…

+ Lớp chim: gà rừng, gà lôi, chim ngói, sẻ, họa mi, vàng anh, cu cu, bìm bịp, diều hâu…

+ Lớp bò sát: tắc kè, rắn cạp nong, hổ mang, trăn…

Động vật cũng phân bố theo đai, ở độ cao dưới 700m thường gặp các loài, như: cầy, chồn, sóc, thằn lằn, rắn, một số loài chim. Trên 700 – 1700m có một số loại thú lớn như gấu, sơn dương, khỉ…. Một số vùng rừng xa xôi của Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm còn có một số loại quý hiếm cần được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

bảo vệ như: hổ, gấu, khỉ, sói đỏ, báo, chim trĩ đỏ, dù dì phương đông, rùa núi vàng, tê tê, một số loại rắn…Đặc biệt ở vùng rừng Phong Nậm thuộc xã Ngọc Khê - Trùng Khánh có loài vượn đen quý hiếm nhất trên thế giới có tên là vượn Cao vít còn tồn tại duy nhất ở khu vực này. Hiện Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI) đã thành lập khu bảo tồn sinh cảnh của loài vượn này trong phạm vi biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)