Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Hiện nay, khái niệm này được hiểu là: “hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lí nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường”.

Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, phụ thuộc vào quan niệm và quy mô lãnh thổ của mội quốc gia. Trên cơ sở tổng quan các hình thức của một số nước trên thế giới và gắn với thực tiễn của nước ta, nhất là sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta gồm có:

* Khu công nghiệp tập trung

Khu công nghiệp tập trung là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Nhìn chung, các khu công nghiệp tập trung đã xuất hiện trên tất cả các vùng kinh tế, song nó được tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22

Hồng và vùng Duyên hải miền Trung. Tính cho đến năm 2007, trên phạm vi cả nước có 152 khu công nghiệp tập trung, với tổng diện tích đất là 30.700 ha.

Thực tế, ở Việt Nam trong những năm qua, khu công nghiệp tập trung là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảng 1.3: Các khu công nghiệp ở Việt Nam (tính đến tháng 12/2007)

STT Đơn vị lượng Số

1 Tổng số khu công nghiệp Khu 152

Tổng diện tích Trong đó:

ha 33.345

- Diện tích có thể cho thuê ha 22.713

- Diện tích đã cho thuê ha 15.028

2 Tổng số dự án đã thành lập, đang hoạt động và đang xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó:

Dự án 5.766

- Dự án đầu tư nước ngoài Dự án 2.650

- Dự án đầu tư trong nước Dự án 3.116

3 Giá trị sản xuất của các KCN Tỉ USD 17.1

- So với GTSX công nghiệp của cả nước % 29 - 30

- GTSX/ha KCN Nghìn USD 885

- Giá trị gia tăng/GTSX của các KCN % 33,6

4 Giá trị gia tăng của các KCN % 5,74

So với tổng GDP cả nước % 10,1

5 Lao động trong các KCN Nghìn người 906

Nguồn: Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 79, 84 và Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Khu công nghiệp, năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 * Khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Như vậy, có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung.

Ở nước ta, việc hình thành khu công nghệ cao với mục đích là thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao, đồng hóa, sáng tạo, kinh doanh và phát triển công nghệ cao. Đây chính là bước đi tắt, nhằm tránh sự tụt hậu về công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao, đó là: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

* Cụm công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụm công nghiệp là một lãnh thổ có ranh giới ước lệ, nhưng được xác định bởi văn bản pháp lí, với quy mô nhỏ hơn khu công nghiệp và được bố trí tập trung một số cơ sở công nghiệp thuần túy. Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất – lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ. Cụm công nghiệp thường gắn với lãnh thổ cấp huyện, là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở cấp huyện của nước ta.

* Điểm công nghiệp:

Điểm công nghiệp là một lãnh thổ không lớn, có ranh giới ước lệ và được xác định bởi một văn bản pháp lí, có quy mô nhỏ hơn cụm công nghiệp, trên đó có một điểm dân cư với một xí nghiệp công nghiệp. Nó cũng có thể là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

một nhóm không lớn các xí nghiệp công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư. Nói cách khác, thực chất điểm công nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp. Ở nước ta, điểm công nghiệp thường gắn với địa bàn xã hoặc liên xã.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)