7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.4. Kinh tế cửa khẩu
Có thể nói, vị trí địa lí kinh tế của Cao Bằng không thực sự thuận lợi, song bù lại Cao Bằng có được lợi thế so sánh so với nhiều tỉnh trong vùng, đó là có một số cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, như: cửa khẩu Tà Lùng (huyện Phục Hòa); cửa khẩu Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh); cửa khẩu Sóc Giang (huyện Hà Quảng); cửa khẩu Lý Vạn (huyện Hạ Lang) cửa khẩu Pò Peo (huyện Trùng Khánh)... Với lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi để Cao Bằng phát triển hợp tác kinh tế toàn diện với Quảng Tây (Trung Quốc) đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và đầu tư. Cao Bằng xác định hoạt động thương mại vùng biên giới như là lối thoát, là điểm tựa để phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83
Theo Quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Các khu kinh tế cửa khẩu ở Cao Bằng là: Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, gồm cửa khẩu Tà Lùng và xã Tà Lùng, huyện Phục Hòa; Khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc, gồm cửa khẩu Hùng Quốc và xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh; Khu kinh tế cửa khẩu Sóc Giang, gồm cửa khẩu Sóc Giang và xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng.
Các khu vực kinh tế cửa khẩu Cao Bằng được áp dụng các loại hình kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.
* Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà cách thị xã Cao Bằng 70km, với diện tích 624 ha, địa hình khá bằng phẳng, giao thông thuận lợi đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các huyện miền Đông với thị xã Cao Bằng và các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên theo quốc lộ 3. Trong tương lai, sẽ xây dựng cửa khẩu Tà Lùng thành cửa khẩu quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khu kinh tế cửa khẩu Ta Lùng được quy hoạch gồm: Các cơ quan: Trung tâm Bưu chính viễn thông, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, trạm kiểm soát liên ngành; Các công trình kinh doanh thương mại dịch vụ: Trung tâm thương mại, văn phòng đại diện, khách sạn, câu lạc bộ vui chơi giải trí, các cửa hàng dịch vụ; Các công trình công cộng, y tế, thể thao: Nhà văn hoá, bệnh viện, sân vận động, vườn hoa; Khu công nghiệp: Nhà máy đường, nhà máy lắp ráp xe máy; nhà máy chế biến hoa quả, nông sản; nhà máy lắp ráp điện tử. Hiện có 12 doanh nghiệp đang xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu, như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
Công ty liên doanh Minh Châu: kinh doanh khách sạn, vui chơi có thưởng; Công ty liên doanh Minh Phong: kinh doanh cửa hàng miễn thuế; Công ty thực phẩm Thái Sâm: chế biến nông – lâm sản…
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu có ý nghĩa nhất trong các cửa khẩu của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, từ 14,13 triệu USD năm 2001 lên 82,96 triệu USD năm 2008 (chiếm 60,98% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của tỉnh – năm 2008)
* Khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc thuộc huyện Trà Lĩnh cách thị xã Cao Bằng 40 km và tiếp giáp với cửa khẩu Long Bang, huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Cửa khẩu Long Bang có đường giao thông thuận lợi, phía bắc có xa lộ đến Nam Ninh dài 310km, đến các đặc khu kinh tế phía nam của Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hùng Quốc tăng nhanh, từ 3,09 triệu USD năm 2001 lên 30,35 triệu USD năm 2008 (chiếm 22,31% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của tỉnh – năm 2008). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 Khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc sẽ xây dựng thành các khối chính như: các cơ quan kiểm soát cửa khẩu; các công trình thương mại dịch vụ; các công trình công cộng; kho ngoại quan; các công trình văn hoá thể thao.
* Khu kinh tế cửa khẩu Sóc Giang huyện Hà Quảng hiện nay so với Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng và Khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc thì còn hạn chế hơn nhiều về kim ngạch xuất nhập khẩu và lưu lượng người qua cửa khẩu, cũng như cả về cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, từ 0,47 triệu USD năm 2001 lên 1,58 triệu USD năm 2008 (chiếm 1,17% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của tỉnh – năm 2008). Tuy vậy, trong tương lai với sự đầu tư của tỉnh cùng với việc hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh, cộng với sự phát triển của khu du lịch Pác Bó hứa hẹn đây sẽ trở thành khu kinh tế cửa khẩu quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Hà Quảng nói riêng và của cả tỉnh nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
Thực tế cho thấy, trong những năm qua kể từ khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được cải thiện thì việc trao đổi hàng hóa và thông thương qua các cửa khẩu của Cao Bằng đã tăng lên đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh năm 2001 là 18,9 triệu USD đến năm 2008 là 136 triệu USD, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 88,51% giai đoạn 2001 – 2008. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các khu kinh tế cửa khẩu đang được đầu tư xây dựng, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, do vị trí cách xa trung tâm và thị trường lớn của đất nước, cho nên thời gian và chi phí vận tải lớn. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho hoạt động lưu chuyển hàng hóa cũng như các hoạt động dịch vụ khác tại các khu kinh tế cửa khẩu của Cao Bằng chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, về phía Trung Quốc, các địa phương có biên giới giáp Cao Bằng cũng còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội so với các địa phương khác của Trung Quốc có biên giới giáp với các tỉnh của Việt Nam, như tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai…điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Cao Bằng.
Bảng 2.23. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị tính: triệu USD
Tên cửa khẩu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2008
Tà Lùng 14,1 20,0 20,4 82,9
Hùng Quốc 3,1 7,6 11,1 30,3
Sóc Giang 0,5 1,2 0,8 1,6
Các cửa khẩu khác 1,2 1,9 3,4 21,2
Tổng số 18,9 30,7 35,7 136,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 2.2.2.5. Tổ chức không gian hệ thống đô thị
Theo Lí thuyết các “điểm trung tâm” của W.Christaller thì thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của vùng, bảo đảm cho chúng về các hàng hóa của trung tâm; thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của vị trí trung tâm, là đầu mối của toàn hệ thống các điểm dân cư.
Trên quan điểm đó, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Cao Bằng cũng đã quan tâm phát triển mạng lưới đô thị và cũng xác định được vai trò của đô thị trong sự phát triển. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu rằng, sự có mặt và phát triển của đô thị phải là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế, của quá trình công nghiệp hóa. Cho đến nay, đô thị Cao Bằng cũng đã có những bước phát triển nhất định với 01 thị xã và 14 thị trấn. Dân số thành thị tăng nhanh, năm 1998 với 53.211 người, chiếm 10,8%, đến năm 2008 là 89.326 người, chiếm 17% dân số toàn tỉnh.
Bảng 2.24: Dân số thành thị tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 1998 – 2008 Năm Dân số thành thị % so với dân số toàn tỉnh
1998 53.211 10,8 2000 65.609 13,3 2002 66.917 13,4 2004 68.020 13,4 2006 79.989 15,4 2008 89.326 17,0
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng
Về cơ bản, Tổ chức lãnh thổ đô thị của Cao Bằng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng, quy mô, chức năng cũng như mối liên hệ giữa các đô thị. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87
của cả nước, cũng như so với nhu cầu trong tình hình mới thì sự liên kết giữa các đô thị còn lỏng lẻo, vai trò của nhiều đô thị còn mờ nhạt, tốc độ đô thị hóa còn chậm.
Thị xã Cao Bằng là tỉnh lị duy nhất của Cao Bằng, vai trò của thị xã đang được thể hiện khá rõ nét là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh; là địa bàn quan trọng về an ninh, quốc phòng. Thị xã Cao Bằng gồm 04 phường và 04 xã với số dân năm 2008 là 57.431 người (chiếm 10,9 % dân số toàn tỉnh), trong đó dân số thành thị là 35.904 người, chiếm 62,5% dân số Thị xã. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, phấn đấu đến năm 2010, thị xã Cao Bằng trở thành đô thị loại III. Theo nhận định của tác giả thì mục tiêu này đến nay khó có thể đạt được, vì đô thị loại III phải đạt được những tiêu chuẩn sau: là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 75% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; mật độ dân số bình quân từ
8.000 người/km2
trở lên.
Các thị trấn có chức năng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của các huyện. Cho đến nay, tất cả các huyện trong tỉnh đều có mặt của thị trấn, thậm trí có huyện có đến 02 thị trấn như huyện Nguyên Bình và huyện Phục Hòa. Một số thị trấn mới được thành lập, như thị trấn Pác Miầư (huyện Bảo Lâm), thị trấn Thông Nông (huyện Thông Nông), thị trấn Thanh Nhật (huyện Hạ Lang) và thị trấn Xuân Hòa (huyện Hà Quảng). Các đô thị của tỉnh Cao Bằng được phân bố dọc theo các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh lộ. Tất cả các thị trấn đều có số dân thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88
thị dưới 01 vạn người và kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động dịch vụ (thương mại là chính).
Bảng 2.25: Dân số các đô thị tỉnh Cao Bằng, năm 2008
STT Huyện, Thị xã Huyện lị Dân số thành thị % so với dân số huyện, thị xã 1 Thị xã Cao Bằng 35903 62,5
2 Huyện Bảo Lâm Thị trấn Pác Miều 4868 8,4
3 Huyện Bảo Lạc Thị trấn Bảo Lạc 3775 7,4
4 Huyện Thông Nông Thị trấn Thông Nông 2543 10,7
5 Huyện Hà Quảng Thị trấn Xuân Hòa 3983 11,8
6 Huyện Trà Lĩnh Thị trấn Hùng Quốc 4636 21,0
7 Huyện Trùng Khánh Thị trấn Trùng
Khánh
4597 9,2
8 Huyện Hạ Lang Thị trấn Thanh Nhật 3097 11,9
9 Huyện Quảng Uyên Thị trấn Quảng Uyên 2747 6,7
10 Huyện Phục Hòa Thị trấn Tà Lùng
Thị trấn Hòa Thuận
8200 35,1
11 Huyện Hòa An Thị trấn Nước Hai 3594 5,5
12 Huyện Nguyên Bình Thị trấn Nguyên
Bình
Thị trấn Tĩnh Túc
7022 16,8
13 Huyện Thạch An Thị trấn Đông Khê 4361 13,9
Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng
Như vậy, có thể nói, tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả bước đầu, như việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa; việc hình thành các điểm, các cụm công nghiệp; các điểm, cụm, tuor – tuyến du lịch; đầu mối giao thông; hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89
ngân hàng; mạng lưới bưu cục, các khu kinh tế cửa khẩu…đã góp phần phát huy ngày càng hiệu quả hơn những thế mạnh của tỉnh nói chung và thế mạnh của từng vùng nói riêng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước cũng như của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thì các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Cao Bằng còn nhiều hạn chế cả về số lượng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế còn mang nặng tính tự phát; thiếu sự gắn kết chặt chẽ; mang tính nhỏ lẻ, phân tán. Điều này, đòi hỏi tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ một cách kĩ lưỡng, cụ thể. Đồng thời tăng cường vốn đầu tư để triển khai và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm mang lại hiệu quả cao trên cả ba mặt: kinh tế; xã hội và môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG
3.1. Các căn cứ định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
* Kết hợp hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững:
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thu hẹp mức chênh lệch về GDP bình quân đầu người của tỉnh so với cả nước.
Phát huy cao độ các nguồn lực từ các thành phần kinh tế; quản lý, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô ngày một lớn; tạo ra giá trị cao trên một đơn vị diện tích (từ 30 đến 50 triệu đồng/ha).
Chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá chủ lực có lợi thế mang tính đột phá và có sức cạnh tranh cao như khoáng sản, nông - lâm sản. Có cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng cấp thoát nước, thủy lợi; phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản gắn với chế biến và xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm.
Đẩy mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ xăng dầu và du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với một tỉnh nghèo, một tỉnh có ý quan trọng về an ninh quốc phòng.
Bảo vệ tốt môi trường sinh thái, đa dạng sinh học để phát triển kinh tế