Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng

* Mạng lưới và phương tiện giao thông

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, song với đặc điểm là tỉnh miền núi và còn nhiều khó khăn nên hệ thống đường giao thông của tỉnh còn nhiều hạn chế cả về mạng lưới đến chất lượng đường giao thông. Mật độ đường của Cao Bằng là 25,5 km/100km2.

Hệ thống đường quốc lộ có quốc lộ 3, quốc lộ 4A và quốc lộ 34 với tổng chiều dài 347 km, mặt đường chủ yếu trải nhựa. Hệ thống đường tỉnh lộ, gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 535,95 km, mặt đường nhựa hoặc cấp phối. Hệ thống đường đô thị với tổng chiều dài 67,55 km, mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa, đá nhựa. Hệ thống đường huyện đến xã có tổng chiều dài 721 km, hệ thống đường liên xã có tổng chiều dài 1.023 km, mặt đường chủ yếu là đường cấp phối.

Đường Hồ Chí Minh đoạn Cao Bằng đang được thi công, sau khi hoàn thành đây sẽ là tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi để Cao Bằng có thể liên kết với các tỉnh để hình thành hàng lang kinh tế và thông thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

với Trung Quốc thông qua cửa khẩu Sóc Giang – huyện Hà Quảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cao Bằng là tỉnh miền núi, sông ngòi thường nông và nhiều thác gềnh, nhiều doi cát sỏi, mực nước khai thác biến động nhiều trong năm; độ dốc và hệ số gãy khúc của dòng chảy lớn, các con sông không lớn nên vận tải đường sông không phát triển, việc thông thương đối ngoại duy nhất bằng đường bộ.

Thực tế cho thấy, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu lưu thông, đi lại của người dân. Tuy nhiên, chất lượng nhiều tuyến đường còn thấp. Đặc biệt, đối với các huyện vùng sâu vùng xa thì việc đi lại còn rất nhiều khó khăn, do đó cần có sự quan tâm đúng mức trong quá trình quy hoạch tổ chức lãnh thổ kinh tế trong thời gian tới.

Về phương tiện giao thông trên địa bàn tính đến 31/12/2007 gồm có: 668 chiếc ô tô tải; 212 chiếc ôtô khách từ 9 ghế ngồi trở lên; 96 chiếc ôtô dưới 9 chỗ ngồi và 02 tàu canô chở khách

* Bưu chính viễn thông

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam, Bưu chính viễn thông Cao Bằng cũng không ngừng lớn mạnh, các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và cải thiện dần chất lượng. Tỉnh cũng đã lắp đặt các tổng đài hoà mạng vào hệ thống quốc gia, từ tổng đài đã truyền dẫn thông tin đi tất cả các huyện, các xã trong tỉnh.

Tính đến năm 2008, mạng lưới bưu cục với 01 bưu cục trung tâm thị xã Cao Bằng, 12 bưu cục huyện, 18 bưu cục khu vực và 160 điểm bưu điện văn hóa xã. Số máy điện thoại năm 1996 là 2.547 cái, đến năm 2008 là 232.136 cái, tăng 91 lần và trung bình 44 máy/100 dân, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động. Số thuê bao Internet là 3.942 thuê bao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 * Hệ thống cung cấp điện, nước

- Hệ thống điện: Hiện tại tỉnh Cao Bằng được cấp điện từ đường dây tải điện 110 KV Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng dài 180 km. Đường dây 35 KV đi đến các huyện. Đến nay, đã có 179/199 xã, phường và thị trấn có điện lưới quốc gia, với gần 75% số hộ được sử dụng điện.

Tiềm năng thuỷ điện của tỉnh Cao Bằng khá lớn, cho đến thời điểm này đã xây dựng 8 trạm thuỷ điện vừa và 36 trạm thuỷ điện nhỏ có quy mô công suất dưới 100 KW với tổng công suất 13.815 KW.

Nguồn điện lưới quốc gia cùng với các nguồn thuỷ điện nhỏ tại chỗ có thể đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cần thực hiện xây dựng, cải tạo các đường dây và trạm biến áp để mở rộng diện cung cấp điện, đồng thời có các phương án nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng thuỷ điện dồi dào của tỉnh. Trước mắt, cần sớm xây dựng quy hoạch chi tiết thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn để có cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư phát triển.

- Hệ thống cung cấp nước: Do đặc điểm về địa hình, tình trạng cấp nước sinh hoạt cho người dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn. Tuy nhiên, do có sự đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nhiều vùng đã dần được cải thiện, đến nay 85% dân cư nông thôn được dùng nước sạch. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng và nâng cấp các loại hình cấp nước cho nhân dân.

Việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng đã được hoàn thiện cơ bản. Các công trình thủy lợi đầu mối đã được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp. Trong 5 năm từ 2001 - 2005 được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và từ các nguồn vốn khác, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 09 hồ chứa và hệ thống kêng mương phục vụ nước tưới cho 4.527 ha đất nông nghiệp và nhiều công trình thủy lợi nhỏ khác góp phần làm tăng năng suất và nâng cao sản lượng cây trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

* Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng như ngân hàng, hệ thống nhà nghỉ - khách sạn, hệ thống bệnh viện – trạm y tế, hệ thống trường học...cũng đang được quan tâm đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)