7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1.1. Định hướng chung
- Tạo sự tăng trưởng đột phá đến năm 2020 đạt 14,6%; trung bình cả giai đoạn 2010 - 2020 đạt 17%/năm.
- Khai thác và chế biến khoáng sản bảo đảm không tàn phá và gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các loại khoáng sản. Khuyến khích đầu tư khai thác gắn với chế biến sâu quặng sắt, man gan, thiếc, bô xít; tổ chức quản lý khai thác, thu gom các mỏ nhỏ.
- Phát triển thuỷ điện: khảo sát, quy hoạch và đẩy mạnh khai thác tiềm năng thuỷ điện trên các sông, suối thuộc địa bàn tỉnh; có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng: bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tỉnh; đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng và chất lượng xi măng của tỉnh; tổ chức tốt việc khai thác vật liệu sẵn có như đá cho xây dựng và nguyên liệu để sản xuất xi măng; phát triển sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi... tại địa phương.
- Xây dựng khu công nghiệp Đề Thám, từng bước hình thành khu công nghiệp Chu Trinh, khu công nghiệp Phục Hoà; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp đối với ngành nghề cơ khí nhỏ, công cụ cầm tay, chế biến nông, lâm sản phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94
- Bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công, khôi phục các làng nghề truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ phát triển du lịch, xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp và nông thôn.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận Cao Bằng). Ưu tiên đầu tư nâng cấp đường ra các cửa khẩu, đường đến các khu du lịch, đường vành đai biên giới. Nâng cấp dần các tuyến đường tỉnh lộ, mở mới một số tuyến đường phục vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng đường liên xã. Phát triển đường liên thôn bằng cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm; phát động phong trào toàn dân xây dựng đường thôn xóm, đường nội đồng với sự hỗ trợ vật tư, kỹ thuật của Nhà nước.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho thị xã (thành phố trong tương lai), khu công nghiệp, các công trình cấp nước sinh hoạt tại các thị trấn, thị tứ, ưu tiên cho vùng cao.
- Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới, nhất là các thôn, bản sát biên giới theo quy hoạch, không để biên giới trống dân.
3.2.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
* Tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo các tiểu vùng trên địa bàn tỉnh Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung và điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được xác định dựa vào đặc điểm về kinh tế - xã hội, các thế mạnh tiềm năng và hiện trạng phát triển của từng vùng. Trên cơ sở đó, việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Cao Bằng phân thành 3 tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng 1: vùng trung tâm với đô thị hạt nhân là Thị xã Cao Bằng và các huyện phụ cận. Tổng diện tích tự nhiên 1.782 ha, chiếm 26,65% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng chủ đạo về phát triển kinh tế công nghiệp, vì so với các vùng khác thì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95
cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động... Do vậy, tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Đề Thám; khu công nghiệp Chu Trinh; cụm công nghiệp thị trấn Nước Hai – huyện Hoà An với các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hoa quả, đậu tương, thuốc lá, sản xuất bia, nước giải khát, rượu, cồn, chế biến trúc, sản xuất kim khí tiêu dùng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử, máy móc phục vụ nông, lâm nghiệp và vận tải .... tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của cả vùng.
Tiểu vùng 2: gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà và Hạ Lang (các huyện miền Đông). Phát triển công nghiệp khai khoáng kết hợp với kinh tế cửa khẩu và du lịch với các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp khai thác và chế biến feromangan, sản xuất đường, chế biến đậu tương, thuốc lá, dầu thực vật, thức ăn gia súc, gạch ngói, đá xây dựng. Trong đó xây dựng các cụm công nghiệp Trùng Khánh và cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Tà Lùng của huyện Phục Hoà thành các cụm cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tổng hợp, trong đó lấy nhà máy đường Phục Hòa làm hạt nhân. Các ngành nghề ưu tiên đầu tư phát triển trong cụm: Sơ chế, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng.
Tiểu vùng 3: gồm các huyện Nguyên Bình, Bảo Lâm và Bảo Lạc (các huyện miền Tây) gồm các ngành công nghiệp chủ yếu như công nghiệp khai thác và chế biến thiếc thỏi, vonfram; công nghiệp chế biến nông - lâm sản: chè đắng, chế biến trúc; công nghiệp sản xuất gạch, ngói. Đây là những ngành công nghiệp làm động lực cho phát triển công nghiệp của vùng.
* Tổ chức lãnh thổ khu - cụm - điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã:
- Thị xã Cao Bằng là trung tâm công nghiệp của tỉnh, các lĩnh vực cần được tiếp tục ưu tiên phát triển là công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96
sản xuất vật liệu xây dựng. Hình thành các khu công nghiệp tổng hợp: Khu công nghiệp Đề Thám với diện tích 92,21ha và Khu công nghiệp Chu Trinh với diện tích khoảng 300 ha. Trước mắt, khẩn trương xây dựng và phát triển Khu công nghiệp Đề Thám, đây là khu công nghiệp được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, các loại hình Khu công nghiệp tập trung bao gồm: công nghiệp chế tạo cơ khí chính xác; công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: dệt may, giầy dép, gốm sứ...; công nghiệp khác như: Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, bao bì, lắp ráp, chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy…; công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Huyện Phục Hoà: Các ngành nghề được ưu tiên phát triển gồm: sơ chế, bảo quản nông sản, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm sau đường (phân vi sinh, cồn công nghiệp...), cơ khí sản xuất và sửa chữa các máy móc phục vụ nông nghiệp. Hình thành cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Tà Lùng, với diện tích khoảng 130 ha, vì đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi như: Gần cửa khẩu Tà Lùng - cửa khẩu quốc gia, có đường điện, hệ thống cấp thoát nước và giao thông đi lại dễ dàng, thuận tiện. Hạ tầng của cụm công nghiệp này có thể tận dụng các cơ sở hạ tầng hiện có của nhà máy đường để tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Huyện Hoà An: Các ngành công nghiệp tiếp tục được ưu tiên phát triển là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt), sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, xay xát. Xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Hoà An với diện tích khoảng khoảng 50ha, tập trung đầu tư phát triển các ngành: chế biến thực phẩm, sơ chế thuốc lá, chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc và ngành khai thác và sản xuất đá xây dựng. Ngoài ra, hình thành điểm công nghiệp làng nghề trên cơ sở khôi phục và phát triển các hộ sản xuất của làng nghề dệt thổ cẩm tại khu Dã Hương - Thị trấn Nước Hai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97
- Huyện Quảng Uyên: Các ngành tiếp tục đầu tư phát triển là: công nghiệp chế biến nông - lâm sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gỗ dân dụng, sản xuất nông cụ, dệt, may mặc. Phát triển cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Quảng Uyên có diện tích khoảng 05 ha tại khu vực trung tâm huyện. Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn sẽ hình thành điểm công nghiệp làng nghề dệt và làng nghề rèn truyền thống ở xã Phúc Sen.
- Huyện Hà Quảng: Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; đan lát, dệt thổ cẩm; sản xuất nông cụ. Trên cơ sở đó xây dựng cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Sóc Giang với diện tích khoảng 5ha thuộc xã Sóc Giang. Cụm công nghiệp này nằm gần đường giao thông, gần cửa khẩu nên thuận tiện trong việc cung cấp nguyên, nhiên liệu, giao lưu buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra hình thành một điểm công nghiệp làng nghề dệt thổ cẩm Lũng Nọi tại xã Phù Ngọc nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao.
- Huyện Nguyên Bình: Tiếp tục đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất gạch ngói, đá xây dựng và xây dựng thuỷ điện nhỏ. Hình thành 02 cụm công nghiệp, một cụm trên cơ sở phát triển của khu vực mỏ khoáng sản Tĩnh Túc với ngành chủ đạo như công nghiệp khai khoáng, một cụm đặt tại trung tâm thị trấn Nguyên Bình với các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp truyền thống của địa phương.
- Huyện Trà Lĩnh: Phát triển công nghiệp ở đây là sản xuất thuỷ điện, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản thực phẩm. Hình thành cụm công nghiệp tại khu vực Háng Páo. Đây sẽ là cụm công nghiệp tổng hợp và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98
- Huyện Trùng Khánh: Các ngành công nghiệp được tiếp tục ưu tiên phát triển là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, các mặt hàng nông cụ, khai thác mangan. Hình thành và phát triển cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đa ngành nghề, với các ngành nghề chính là chế biến nông - lâm sản; cơ khí sửa chữa nhỏ.
- Huyện Bảo Lâm: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thuỷ điện nhỏ, rèn đúc vẫn là chủ đạo, đồng thời hình thành cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm huyện với diện khoảng 10ha. - Các huyện Thạch An, Hạ Lang, Thông Nông và Bảo Lạc: Đây là các huyện kém phát triển và có ít tiềm năng để phát triển, xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Trước mắt có thể quy hoạch các điểm công nghiệp quy mô nhỏ tại mỗi huyện với định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Sau đó, sẽ khoanh vùng hình thành cụm công nghiệp cho tương lai. Hiện nay trên địa bàn huyện Thạch An có làng nghề đan chiếu cót ở xã Quang Trọng đang được đầu tư khôi phục, do đó trước mắt đầu tư xây dựng một cụm làng nghề tại đây.