Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 96 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

* Kết hợp hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững:

Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thu hẹp mức chênh lệch về GDP bình quân đầu người của tỉnh so với cả nước.

Phát huy cao độ các nguồn lực từ các thành phần kinh tế; quản lý, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô ngày một lớn; tạo ra giá trị cao trên một đơn vị diện tích (từ 30 đến 50 triệu đồng/ha).

Chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá chủ lực có lợi thế mang tính đột phá và có sức cạnh tranh cao như khoáng sản, nông - lâm sản. Có cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng cấp thoát nước, thủy lợi; phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản gắn với chế biến và xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm.

Đẩy mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ xăng dầu và du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với một tỉnh nghèo, một tỉnh có ý quan trọng về an ninh quốc phòng.

Bảo vệ tốt môi trường sinh thái, đa dạng sinh học để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

* Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội:

Tiếp tục thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở đô thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn.

Tăng cường giám sát và thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, như Chương trình 135 (giai đoạn 2); Chương trình 30a…

Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo đại học, cao đẳng, đặc biệt là đào tạo nghề. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức thấp nhất.

Chuyển dịch tích cực từ lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp - xây dựng, dịch vụ được đào tạo; từng bước thực hiện sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng thấp và vùng cao vùng biên giới, giữa các thành phần dân tộc.

* Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh biên giới và đảm bảo trật tự xã hội. Đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, đặc biệt là xây dựng tốt cơ sở vật chất và chính quyền cơ sở ở các huyện, xã biên giới. Giải quyết tốt vấn đề xã hội như tôn giáo, tệ nạn xã hội và di cư tự do.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)