7. Cấu trúc của luận văn
3.3.6. Giải pháp về hợp tác đối ngoại
Cao Bằng và các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và đặc biệt là các tỉnh giáp với Cao Bằng có những điều kiện về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tương đồng, như tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Hà Giang và tỉnh Bắc Kạn. Đây là điệu kiện thuận lợi để Cao Bằng tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng mà nhất là hợp tác phát triển du lịch và xây dựng tuyến hành lang kinh tế. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Cao Bằng có hơn 300 km đường biên giới với Trung Quốc, trong xu thế hội nhập và mối quan hệ láng giềng hữu nghị mà hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã dày công vun đắp. Đây là cơ hội, là điều kiện thuận lợi để Cao Bằng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời tạo mối quan hệ đoàn kết quốc tế, thân ái góp phần giải quyết tốt những vấn đề chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111
Phần III: KẾT LUẬN
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những công cụ và giải pháp có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, muốn phát triển một cách bền vững thì không thể không tiến hành tổ chức lãnh thổ kinh tế một cách hợp lí.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Cao Bằng cũng đã có những bước phát triển khá rõ nét. Song, do điểm xuất thấp cùng với những điều kiện về vị trí địa lí kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội không thực sự thuận lợi. Do đó, đến thời điểm hiện nay Cao Bằng vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.
Về tổ chức lãnh thổ kinh tế của Cao Bằng nhìn chung còn nhiều hạn chế, các hình thức tổ chức trong nông – lâm – ngư nghiệp, trong công nghiệp cũng như trong dịch vụ còn đơn điệu, ở trình độ thấp, thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ. Cụ thể : i. Trong nông nghiệp đã hình thành được những vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hành hoá nhưng với quy mô nhỏ như vùng nguyên liệu mía; vùng trúc nguyên liệu; vùng nguyên liệu thuốc lá; kinh tế trang trại…ii. Trong công nghiệp, đó là việc hình thành các tiểu vùng công nghiệp (các tiểu vùng này chỉ mang ý nghĩa tương đối); các điểm công nghiệp với quy mô nhỏ bé, cơ cấu ngành đơn điệu, công nghệ kĩ thuật nhìn chung còn lạc hậu. iii. Trong dịch vụ cũng có khá đầy đủ các hình thức tổ chức như các điểm - cụm - tuyến du lịch; mạng lưới ngân hàng; hệ thống phân phối hàng hoá…Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức kinh tế khác, như kinh tế cửa khẩu; hành lang kinh tế cũng đã được hình thành, song hiệu quả kinh tế chưa cao. Kinh tế cửa khẩu với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là chủ đạo. Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức kinh tế và các đô thị dọc các tuyến hành lang còn mờ nhạt.
Từ thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải tham vấn ý kiến từ các nhà khoa học trong việc tìm kiếm các giải pháp tổ chức lãnh thổ kinh tế để nhằm phát huy các lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112
thế, khắc phục những khó khăn, những mặt còn tồn tại để phát triển nhanh và bền vững. Cùng với các giải pháp về đầu tư, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và hợp tác đối ngoại, thì trước hết Cao Bằng cần xúc tiến hình thành các khu công nghiệp làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hoá các hình thức tổ chức trong nông nghiệp, nhất là việc sản xuất các hàng hoá mà Cao Bằng có thế mạnh như chăn nuôi bò, phát triển các cây trồng cận nhiệt; phát triển các đô thị làm hạt nhân phát triển kinh tế vùng; đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ; đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường hội nhập, coi đây là định hướng phát triển kinh tế - xã hội Cao Bằng. Việc phát triển các hình thức tổ chức kinh tế - xã hội cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là phát triển nhanh và bền vững, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hữu Bình (1998), Các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam
và môi trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Hoàng Văn Cường (2005), Xu hướng phát triển kinh tế xã hội các vùng
dân tộc miền núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Vũ Kim Đức (2008), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sĩ khoa học địa lí.
4. Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát
triển toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH, luận án tiến sĩ kinh tế.
5. Vũ Đình Hòa (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Quảng Bình trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, luận văn thạc sĩ khoa học địa lí. 6. Phan Văn Hùng (chủ biên) (2007), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
7. Lê Văn Miều (2010), Phân hoá lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng, Kỉ yếu
Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 5, Nxb Tự nhiên và Công nghệ. 8. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam,
Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Quang Thái (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu,
cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb lao động - xã hội, Hà Nội.
10. Vũ Đình Thắng (chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb
Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Văn Thường, Lê Du Phong (2006), Tổng kết kinh tế Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114 13. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,
Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lí Du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng (2010), Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010.
16. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009).
17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện chiến lược phát triển (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020, Hà Nội.
18. Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng (các
năm 2000, 2003, 2006, 2008), Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Nghị quyết về việc phê chuẩn
dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 3 huyện Miền tây (Nguyên Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc) tỉnh Cao Bằng.
20. Kỉ yếu hội thảo khoa học Đẩy mạnh CNH - HDH nông nghiệp nông thôn Cao Bằng thời kì 2005 - 2010.
21. Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ (từ năm 2001 đến 2009).
22. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng (2006), Báo cáo
phát triển nuôi trồng thủy sản Cao Bằng.
23. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng (2007), Quy hoạch ngành nông nghiệp phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115 24. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Cao Bằng (2005), Báo cáo chuyên đề: Đánh giá thực trạng và quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
25. Sở Xây dựng Cao Bằng (2003), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung
thị xã Cao Bằng và phương án chuyển trung tâm chính trị tỉnh Cao Bằng.
26. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 – 2020.
27. Tỉnh ủy Cao Bằng (2006), Chương trình phát triển đàn bò giai đoạn 2006 - 2010.
28. Tổng cục thống kê (2006), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm
2004, Hà Nội.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2003), Quyết định của Ủy Ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng về kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy Cao Bằng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX " về đẩy mạnh CHH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 - 2010".
30. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Báo cáo Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế -