Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 113 - 114)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Giải pháp về đầu tư

Thực tế cho thấy, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua còn rất hạn chế và tăng chậm: năm 2000 là 343,8 tỉ đồng, đến năm 2008 là 2.288 tỉ đồng, tăng 6,65 lần. Trong khi đó, theo dự báo nhu cầu vốn để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh là 55.300 tỉ đồng (gấp 24,16 lần tổng vốn đầu tư năm 2008). Điều này đòi hỏi, ngoài nguồn vốn Trung ương cấp, Cao Bằng cần phải có những chính sách thu hút vốn cũng như sử dụng vốn một cách hợp lí và hiệu quả, như:

- Thu hút vốn của các doanh nghiệp, tư nhân và hộ gia đình thông qua việc thực hiện linh hoạt Luật đầu tư đã được ban hành; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; tạo sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân; tạo cơ chế thông thoáng và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường; hỗ trợ đào tạo nguồn lao động, nhất là nguồn lao động lành nghề.

- Thực hiện các biện pháp và khuyến khích tiết kiệm, tiêu dùng hợp lí trong các đơn vị nhà nước và các hộ gia đình. Phát triển các hình thức huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua phát hành cổ phiếu, tiết kiệm ngân hàng…

- Quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, đồng thời chú trọng việc thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia để nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tích cực kêu gọi và tham mưu cho Chính phủ nhằm thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển y tế, giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc ở những vùng khó khăn, vùng biên giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108

- Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh thông qua việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp…

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)