Tổ chức lãnh thổ ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 61 - 121)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Tổ chức lãnh thổ ngành nông – lâm – ngư nghiệp

a/ Khái quát tình hình phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Nông – Lâm – Ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Cao Bằng và đang có sự chuyển dịch dần từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa. Giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh, từ 714,7 tỉ đồng năm 2001 lên 1.979,3 tỉ đồng năm 2008, tăng 2,76 lần (giá hiện hành), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,12%/năm giai đoạn 2001 - 2008. Năm 2008, GDP ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 36,59% tổng GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đạt khoảng 20 triệu đồng, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 236,8 nghìn tấn, độ che phủ rừng đạt trên 50%. Trong tỉnh đã hình thành được một số vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến, vùng chuyên canh hàng hóa nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phong trào xây dựng cánh đồng 30 triệu/ha ngày càng phát triển.

* Về nông nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp đã có những bước chuyển biến tích cực và đang phát triển ngày càng có hiệu quả, cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng nông sản hàng hóa và dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

Một trong những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp là đã cơ bản giải quyết được lương thực tại chỗ, lương thực có hạt bình quân đầu người tăng nhanh từ 360 kg năm 2001 lên 450 kg năm 2008, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác tốt lợi thế của các địa phương vào phát triển sản xuất hàng hoá. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn còn lệ thuộc khá nhiều vào tự nhiên, mức đầu tư còn thấp do đó năng suất, sản lượng cây trồng chưa cao và thiếu ổn định.

Chăn nuôi được chú trọng phát triển, từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và có xu hướng tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp đang từng bước phát triển, trong đó đàn lợn, đàn bò có xu thế phát triển mạnh. Trong cơ cấu ngành nông nhiệp, ngành chăn nuôi đang có bước chuyển dịch nhưng không ổn định: chiếm tỉ trọng 30,5% năm 2000; 35% năm 2005 và năm 2008 chiếm 29,68% tổng GDP của ngàng nông – lâm – ngư nghiệp. Một số vùng, nông dân đã đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất và hướng vào sản xuất hàng hóa, điển hình là chăn nuôi bò, lợn hướng nạc... đồng thời đã duy trì và phát triển các giống vật nuôi quý hiếm như: Bò U, Gà ác của đồng bào H.Mông.

Ngành thủy sản những năm gần đây có chỉ số phát triển khá, trên 10%/năm, giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản năm 2008 đạt 30,84 triệu/ha. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trên 1.737 ha, nhưng hiện nay (năm 2008) mới chỉ khai thác 320,25 ha (chiếm 18,4%), sản lượng thủy sản đạt 335,7 tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Việc cung ứng con giống mới chỉ đáp ứng được 30 – 35% nhu cầu. Hiện nay, mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá cho năng suất khá cao, nhưng diện tích nuôi còn ít. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có chính sách hỗ trợ giá cá giống và chính sách hỗ trợ chuyển đổi, cải tạo diện tích ruộng lúa có năng suất thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

sang nuôi trồng thủy sản; chuyển giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế, hình thức nuôi quảng canh vẫn là chủ yếu.

Bảng 2.10: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị tính 2001 2003 2005 2007 2008 A. Trồng trọt I. Cây lương thực có hạt Tổng sản lượng Tấn 179.080 191.089 206.659 229.129 236.858 - Lúa Tấn 99.865 104.572 110.277 119.755 124.076 - Ngô Tấn 78.771 86.201 96.100 109.162 112.576 - Mỳ, mạch Tấn 444 316 282 212 206

II. Cây Công nghiệp

- Đậu tương Tấn 4.586 5.371 5.789 5.152 5.190

- Thuốc lá Tấn 2.260 1.982 2.367 2.682 2.834

- Mía Tấn 101.897 126.209 89.719 137.822 174.872

III. Cây ăn quả Tấn 4.782 4.850 6.001 6.405 6.390

B. Chăn nuôi - Đàn trâu Con 106.191 108.811 112.596 117.336 107.124 - Đàn bò Con 110.073 114.567 124.416 129.480 123.050 - Đàn lợn Con 262.894 284.135 308.796 310.771 322.316 - Đàn gia cầm Con 1.508.569 1.845.235 1.967.323 2.088.707 2.112.613 C. Thủy sản Tấn 243,8 290,6 312,13 361,44 335,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 * Về lâm nghiệp

Lâm nghiệp có bước phát triển khá, độ che phủ rừng tăng nhanh, đến nay độ che phủ đạt trên 50% và đã quy hoạch 3 loại rừng. Hàng năm ngành lâm nghiệp đã cung cấp đủ nhu cầu gỗ, củi cho xây dựng và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng nhanh, từ 147,33 tỉ đồng năm 2000 lên 230,19 tỉ đồng năm 2008, tăng 1,56 lần (giá hiện hành). Những năm gần đây, nhân dân trong tỉnh đã có ý thức phát triển kinh tế rừng và mô hình này ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhiều hộ gia đình và cộng đồng. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ mới đang từng bước được áp dụng trong sản xuất.

b/ Hiện trạng tổ chức lãnh thổ nông – lâm – ngư nghiệp

Điều kiện tự nhiên cho phép Cao Bằng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Trong trồng trọt, ngoài phát triển cây lương thực để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh còn phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp. Trong chăn nuôi, Cao Bằng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc mà nhất là chăn nuôi bò lấy thịt. Tuy nhiên, xuất phát từ một tỉnh nghèo, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang nặng tính quảng canh, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa được tổ chức một cách chặt chẽ. Mặc dù vậy, nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây cũng đã từng bước được sắp xếp, quy hoạch phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và hướng ra xuất khẩu. Kinh tế trang trại, vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh trong nông nghiệp đã được trú trọng đầu tư phát triển.

* Kinh tế trang trại với mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. So với kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc thì kinh tế trang trại hơn hẳn về tiếp thị, về sự tác động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

khoa học - công nghệ vào sản xuất, về sự phát triển của công nghiệp mà trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông – lâm - thuỷ sản, chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hoá, cạnh tranh trên thị trường.

Do những khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ, thiếu kinh nghiệm sản xuất, tính đến năm 2001 theo thống kê trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ có 20 hộ gia đình kinh doanh nông - lâm nghiệp theo mô hình trang trại. Bình quân 0,006 trang trại/1000 dân, trong khi đó, bình quân trang trại/1000 dân của toàn quốc là 0,59 và vùng Đông Bắc là 0,32. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bằng những chính sách cụ thể và với nỗ lực của người dân, kinh tế trang trại của tỉnh đã phát triển khá nhanh và hoạt động sản xuất ngày càng có hiệu quả. Đến năm 2008, toàn tỉnh đã có 112 trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Bảng 2.11: Số lượng trang trại tỉnh Cao Bằng, năm 2008

STT ĐỊA ĐIỂM

LOẠI HÌNH TRANG TRẠI

Tổng hợp

Lâm

nghiệp Cây Cây

Chăn nuôi CN CN CN CN Nuôi trồng thủy sản Đã cấp Chưa cấp Tổng hàng năm lâu năm trâu lợn thịt lợn nái gia cầm GCN GCN số 1 Thị xã 4 3 1 1 9 9 2 Hoà An 8 2 1 1 1 1 4 10 14 3 Hà Quảng 4 Thông Nông 5 Nguyên Bình 5 1 6 6 6 Thạch An 1 1 1 7 Trà Lĩnh 2 3 5 5 8 Hạ Lang 9 Quảng Uyên 10 Trùng Khánh 8 2 1 10 1 11 11 Phục Hoà 41 2 43 43 12 Bảo Lạc 13 Bảo Lâm 23 23 23 Tổng cộng 28 3 41 4 5 27 1 1 2 0 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

Bảng 2.12: Diện tích đất làm kinh tế trang trại, giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị: Ha

Năm

Diện tích 2001 2007 2008

Trồng cây hàng năm 63,57 111,32 136,87

Trồng cây lâu năm, cây ăn quả 33,80 66,51 97,58

Ao 0,73 1,08 7,80

Trồng cây lâm nghiệp 205,10 261,80 577,0

Tổng 303,20 440,71 819.25

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng

Trang trại của tỉnh đến thời điểm này bao gồm các loại hình như: trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại có sản phẩm mang tính đặc thù và các loại hình trang trại khác. Tại Cao Bằng còn ít loại hình trang trại chăn nuôi, trồng rừng và chưa có trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại phát triển rất không đồng đều trên phạm vị toàn tỉnh. Làm kinh tế trang trại chưa trở thành phong trào đều khắp tại các huyện trong tỉnh. Tính đến năm 2008 riêng 4/13 huyện thị: Phục Hoà, Bảo Lâm, Thị Xã Cao Bằng, và Hoà An đã chiếm gần 95% tổng số trang trại của tỉnh.

Trong tổng số 112 trang trại, có 14 trang trại sản xuất kinh doanh tốt; 22 trang trại sản xuất kinh doanh khá và 76 trang trại sản xuất kinh doanh trung bình. Số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận là 52.

Theo thống kê tính đến 3/2009, tổng số lao động của trang trại là 234 người, trong đó lao động là chủ trang trại: 193 người; số lao động được thuê mướn thường xuyên của các trang trại là 41 người, trong đó tập trung chủ yếu ở Thị xã và Hoà An. Do quy mô sản xuất còn hạn hẹp, các chủ trang trại chủ yếu sử dụng lao động gia đình và thuê lao động theo thời vụ, ít thuê lao động làm việc thường xuyên cho trang trại. Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao so với mặt bằng chung của tỉnh, thu nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

bình quân từ 40 - 50 triệu đồng/năm. Đại bộ phận các chủ trang trại là những nông dân sản xuất giỏi, có tích luỹ tài chính, tích luỹ kinh nghiệm từ nhiều năm. Quá trình hình thành trang trại của họ cũng bắt đầu từ quy mô nhỏ, sau đó làm ăn có hiệu quả nên mở rộng đầu tư để phát triển trang trại.

Bảng 2.13: Bình quân việc sử dụng các loại hình lao động của trang trại, năm 2007

Đơn vị

tính Cao Bằng Vùng

Đông Bắc Cả nước

Lao động gia đình chủ trang trại Tỷ lệ Người % 3,0 57,7 3,3 49,2 2,8 18 Lao động thuê thường xuyên

Tỷ lệ Người % 0,9 17,3 1,1 16,5 1,2 7,8 Lao động thuê thời vụ

Tỷ lệ Người % 1,3 25 2,3 34,3 11,5 74,2

Tổng các loại hình lao động Người 5,2 6,7 15,5

Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Bằng

Nhìn chung các trang trại ở Cao Bằng sử dụng ít lao động hơn so với trung bình các trang trại vùng Đông Bắc và toàn quốc, lao động là người gia đình chủ trang trại còn chiếm tỷ lệ cao (57,7%).

Như vậy, sự phát triển về số lượng trang trại một cách nhanh chóng trong thời gian qua đã chứng tỏ rằng đây là mô hình kinh tế có hiệu quả, và chắc chắn mô hình kinh tế trang trại sẽ được nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm tới.

* Hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung

Ngày 17 tháng 4 năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 740/2003/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Cao Bằng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 - 2010”. Một trong những nội dung nhiệm vụ kế hoạch triển khai chương trình là phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Vùng nguyên liệu mía:

Gồm 13 xã của huyện Quảng Uyên và huyện Phục Hòa với tổng diện tích là 2.689 ha (Tà Lùng, Hoà Thuận, Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Lương Thiện, Hạnh Phúc, Hồng Định, Hồng Quang, Hồng Đại, Ngọc Động, Tự Do và Chí Thảo). Với mục tiêu phát triển ổn định vùng nguyên liệu nhằm tăng sản lượng mía trên cơ sở diện tích ổn định, đưa người trồng mía từ quảng canh, năng xuất thấp sang trồng mía thâm canh, năng xuất cao, tăng thu nhập ổn định cuộc sống nhân dân; khai thác mọi tiềm năng đất đai bỏ hoang và đất rẫy trồng các cây khác kém hiệu quả để trồng mía. Đồng thời có chính sách thích đáng đáp ứng nguyện vọng của người dân trồng mía, nhằm phát huy hết công suất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà máy đường đã được xây dựng.

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở Cao Bằng, đặc biệt là hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên. Trong điều kiện đất đồi núi, việc chủ động nước tưới còn nhiều hạn chế thì có thể nói mía là cây trồng có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng mía của Cao Bằng tăng nhanh.

Bảng 2.14: Tình hình sản xuất mía của Cao Bằng, giai đoạn 2002 - 2008

2002 2004 2006 2008

Diện tích (ha) 2168 2282 2091 2898

Sản lượng (tấn) 106292 108376 106134 174872

Năng suất (tấn/ha) 49 47,5 50,8 60,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

Mía ở Cao Bằng được trồng ở tất cả các huyện thị, nhưng được trồng tập trung ở huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên với mục đích cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy đường Phục Hòa

Bảng 2.15: Tình hình sản xuất vùng nguyên liệu mía nhà máy đường Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2002 – 2008

2002 2004 2006 2008 Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh 1.802 83,1 1.824 79,9 1.744 83,4 2.089 72,1 Sản lượng (tấn) % so với toàn tỉnh 94.233 88,7 91.681 84,6 93.836 88,4 127.096 72,,7

Năng suất (tấn/ha) 52,3 50,3 53,8 60,8

Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng

Ngoài vùng nguyên liệu mía nhà máy đường Phục Hòa, Cao Bằng đã hình thành được vùng mía hàng hóa tại huyện Hạ Lang để bán mía cây sang Trung Quốc thông qua cửa khẩu Lý Vạn – huyện Hạ Lang. Diện tích mía của huyện Hạ Lang tănh rất nhanh, từ 26 ha năm 2005 lên 475 ha năm 2008, 522 ha năm 2009 và kế hoạch 2010 nâng lên 800 ha.

- Vùng thuốc lá nguyên liệu: Phát huy lợi thế của địa phương nhằm phát triển cây thuốc lá thành vùng tập trung sản xuất hàng hóa. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và phát triển vùng thuốc lá nguyên liệu ở 06 huyện: Hòa

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 61 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)