7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như trong việc tổ chức lãnh thổ kinh tế nói riêng. Cơ chế, chính sách phải luôn hướng tới việc phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Song, trong thực tế, do hạn chế về một số mặt nên theo đánh giá về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thì trung bình từ năm 2006 đến năm 2009 tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này, cho thấy tỉnh Cao Bằng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoạch định cơ chế chính sách phù hợp và có tác dụng động viên mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng như các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó, cần: i. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp, đồng thời đề xuất với Chính phủ những chính sách mới, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm ưu tiên đầu tư phát triển; ii. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng; iii. Làm tốt công tác tổ chức và cán bộ, chú trọng công tác phát triển và thu hút nhân tài; iv. Phân cấp quản lí đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát.
3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
So với cả nước, cũng như so với các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ thì Cao Bằng có tỉ trọng lao động qua đào tạo còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đòi hỏi tỉnh Cao Bằng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109
có trình độ tay nghề, nhất là nguồn lao động lành nghề. Để thực hiện được mục tiêu này tỉnh Cao Bằng cần:
- Coi trọng và đầu tư thỏa đáng cho phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp học; đẩy mạnh đào tạo dạy nghề theo nhu cầu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn mà trước mắt là đáp ứng lực lượng lao động cho các khu công nghiệp sẽ được hình thành trong tương lai;
- Đẩy mạnh liên kết đào tạo trong và ngoài nước, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao;
- Có chính sách ưu đãi để đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ tham mưu, cũng như có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài;
- Xây dựng cơ cấu lao động hợp lí, phù hợp với đường lối Đổi mới của đất nước trên cả ba phương diện: theo ngành; theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.