7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.2. Đặc điểm địa hình
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn phía đông bắc nước ta, độ cao trung bình không lớn nhưng địa hình bị chia cắt phức tạp với các dãy núi cao, các cao nguyên đá vôi bề mặt hiểm trở, các núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30
Nhìn chung địa hình có hướng nghiêng chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông. Có thể chia thành ba miền địa hình chính như sau:
* Miền địa hình cao nguyên đá vôi (sơn nguyên Cao Bằng)
Nằm trong hệ thống cao nguyên biên giới Việt - Trung của miền Bắc Việt Nam kéo dài từ Hà Giang tới Cao Bằng. Miền địa hình này chiếm diện tích chủ yếu của tỉnh, trải dài từ Tây Bắc sang phía Bắc - Đông Bắc. Miền cao nguyên có thể chia thành 03 cao nguyên nhỏ như sau:
- Cao nguyên Lạng Cá là cao nguyên đá vôi có độ cao lớn nhất ở phía tây huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, phía đông là vùng núi thuộc cánh cung Sông Gâm. Bề mặt cao nguyên bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều vực thẳm với vách đá dựng đứng, địa hình vô cùng hiểm trở. Trên cao nguyên Lạng Cá có nhiều ngọn núi cao từ 1200m đến hơn 1900m.
- Cao nguyên Bình Lạng thuộc khu vực phía bắc hai cánh cung Sông Gâm và Ngân Sơn, là vùng đất rộng lớn giới hạn bởi cao nguyên Lang Cá tới lưu vực sông Bằng. Vùng cao nguyên này được cấu tạo chủ yếu từ đá phiến và đá vôi bị phong hóa và bị xâm thực bào mòn mạnh hình thành nên những dãy đồi nhấp nhô trông hút tầm mắt, cá biệt có một số dãy núi đá vôi cắt ngang dựng lên những vách thẳng đứng màu xám trắng. Thung lũng Bảo Lạc nằm giữa cao nguyên ở độ cao 209m so với mực nước biển, là một vùng đất thấp, kín gió.
Phía đông cao nguyên Bình Lạng nhô cao hai dãy núi đá vôi: dãy Bảo Lạc – Tắp Ná và dãy Lũng Súng – Mỏ Sắt.
+ Dãy Bảo Lạc – Tắp Ná kéo dài từ Bảo Lạc sang Thông Nông, tây Hòa An đến đông bắc Nguyên Bình, chạy suốt đến miền tây Thạch An. Dãy núi này cũng bị chia cắt thành nhiều hẻm vực sâu, nhiều thung lũng rộng. Đỉnh cao nhất thuộc xã Khánh Xuân (Bảo Lạc) cao 1803m. Đoạn giữa của dãy có các đèo Mẻ Pia, Khau Dựa, Mã Quỷnh cao khoảng 1000m. Thung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
lũng rộng và điển hình nhất là thung lũng Đồng Mu ở độ cao 893m so với mặt biển, vùng thấp nhất thung lũng là hồ Đồng Mu nước trong xanh quanh năm. Đoạn cuối của dãy Bảo Lạc – Tắp Ná độ cao giảm dần dưới 1000m và kết thúc là vùng đồi, núi thấp khoảng 200m ở Minh Tâm (Nguyên Bình), Bình Long, Hồng Việt (Hòa An).
+ Dãy Lũng Súng – Mỏ Sắt là dãy núi ngắn, nằm song song với dãy Bảo Lạc – Tắp Ná. Giới hạn từ Sóc Giang (xã Quý Quân – Hà Quảng) đến Mỏ Sắt (xã Dân Chủ - Hòa An). Độ cao so với mặt biển đã giảm hẳn nhưng vẫn còn cách vách đá thẳng đứng, hiểm trở, thung lũng nhỏ hẹp.
- Cao nguyên miền đông Cao Bằng bao trùm lên các huyện miền đông của tỉnh gồm Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An. Cao nguyên có cấu tạo gần như hoàn toàn bằng đá vôi (Quảng Uyên), nhưng cũng có vùng khá rộng lại cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến (miền giữa huyện Trà Lĩnh và Trùng Khánh), hoặc có vùng xen kẽ giữa đá vôi và đá phiến (Phục Hòa). Cao nguyên miền đông có độ cao thấp hơn so với miền tây, nét nổi bật là trên bề mặt có rất nhiều ngọn núi đá vôi đỉnh nhọn lởm chởm, xen kẽ là các thung lũng cacx-tơ lớn nhỏ, độ cao từ 400m đến 600m so với mặt biển. Địa hình của các thung lũng tương đối bằng phẳng, đi lại tương đối dễ dàng, từ lâu đã trở nên những vùng dân cư trù phú. Cánh đồng Quảng Uyên – Trùng Khánh là thung caxtơ rộng nhất (cánh đồng caxtơ), núi non nhấp nhô được ví như “vịnh Hạ Long cạn”, phong cảnh rất hấp dẫn. Các núi đá vôi thường có nhiều hang động lớn nhỏ, nhiều hang rộng có phong cảnh kì thú, rất có giá trị cho phát triển du lịch. Nổi tiếng trong vùng núi đá vôi có động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), Ngườm Lồm (Phục Hòa)...
Rìa phía tây cao nguyên miền đông là dãy Lục Khu – Thạch An chạy dài từ Hà Quảng đi qua Trà Lĩnh, Hòa An, Quảng Uyên, Thạch An và kết thúc ở đông bắc huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, chạy theo hướng tây bắc –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32
đông nam. Đỉnh cao nhất 1.157m ở sát biên giới Việt Trung, đến vùng đông nam huyện Hòa An ngọn cao nhất còn 828m, đến Thạch An chỉ còn núi cao dưới 700m. Dãy núi bị chia cắt thành nhiều thung lũng lớn nhỏ có độ cao khác nhau. Sát biên giới của Hà Quảng là vùng thung lũng cao thuộc xã Nà Sác tiếp đến là vùng Lục Khu Hà Quảng – Trà Lĩnh có độ cao từ 500m đến 700m, là những thung caxtơ rất hiếm nước chảy trên mặt, chủ yếu là dòng chảy ngầm trong những hang đá vôi sâu dưới lòng đất, nơi lộ ra thường chảy thành những con suối khá lớn, nước trong xanh quanh năm. Đó cũng là nơi quây tụ bản làng dân cư trồng lúa nước một vụ và một vài cây hoa màu khác như ngô, đỗ tương, thuốc lá…
Trên dãy Lục Khu – Thạch An có đèo Mã Phục là con đường giao thông giữa các huyện miền đông với thị xã và các huyện miền tây. Đèo cao 620m so với mực nước biển, đường đi khúc khuỷu. Từ đèo Mã Phục xuống phía đông nam, dãy núi giảm dần cả về độ cao và cả hình dáng đồ sộ. Nhưng từ thị trấn Đông Khê sang đến Lạng Sơn vẫn còn phải vượt qua đèo Bông Lau khá dài, cao 703m, đường khá hiểm trở. Dãy núi Lục Khu – Thạch An là phân giới tự nhiên giữa miền đông và miền tây Cao Bằng.
Ngoài ra trên cao nguyên miền đông còn có hai dãy núi đá vôi chạy theo hướng á tây – đông, thấp và ngắn hơn; dãy thứ nhất từ Trà Lĩnh đến Trùng Khánh với hai ngọn Lũng Xáng cao 812m và Lũng Thang cao 820m, vùng núi này có nhiều biến động địa chất, có những vết nứt nông ở vùng Đỏng Đó, gây ra hiện tượng đá lở; dãy thứ hai cắt ngang huyện Hạ Lang hướng uốn cong về phía nam còn gọi là vòng cung phụ Hạ Lang, đỉnh cao nhất là 758m so với mặt biển.
* Miền địa hình núi cao
Chủ yếu ở phía tây của tỉnh thuộc Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình và một phần diện tích phía nam Hòa An, phía tây – tây bắc Thạch An. Đó cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33
là phần diện tích phía bắc của hai cánh cung núi lớn: Sông Gâm và Ngân Sơn thuộc địa phận Cao Bằng.
- Cánh cung Sông Gâm bắt đầu cao nguyên Lạng Cá đi qua Chợ Rã, Chợ Chu nối liền với Tam Đảo. Đỉnh cao nhất của cánh cung Sông Gâm là đỉnh Phia Dạ (Phia Ya) cao 1980m, cấu tạo bằng đá granit. Đỉnh núi quanh năm có mây mù bao phủ, có tuyết, băng giá vào mùa đông. Người bản địa gọi Phja Dạ là núi Tiên.
- Cánh cung Ngân Sơn bắt đầu từ Nguyên Bình đi qua Bắc Kạn rồi kết thúc ở phía bắc thành phố Thái Nguyên. Phần lớn núi ở phía nam Nguyên Bình đều được cấu tạo bằng đá phiến. Tất cả các sông suối ở sườn đông cánh cung Ngân Sơn đều thuộc hệ thống sông Bằng – Kì Cùng, những dòng ở sườn tây đổ vào sông Cầu, sông Năng. Cánh cung bắt đầu bằng ngọn Phja Oắc cao 1931m là khối núi granit đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc. Trên núi có nguồn nước chảy từ đỉnh xuống tạo thành dòng thác, khí hậu quanh năm ẩm ướt. Mùa đông, khi gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, vùng núi Phja Oắc hay có tuyết, sương giá, tuyết. Dưới chân núi Phja Oắc là lòng chảo Tĩnh Túc là nơi lắng đọng những khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, thiếc) bị bào mòn từ khối núi trôi xuống. Thấp hơn là đỉnh Phja Đén cao 1428m, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, cảnh quan hùng vĩ, là điểm du lịch nghỉ dưỡng lí tưởng.
Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng phải vượt qua các đèo trên cánh cung núi này như đèo Giàng, đèo Gió (804m), đèo Cao Bắc (đèo Benle – 810m), đèo Tài Hồ Sìn… Đèo cao nhất là Phja Oắc (đèo Lê - a) cao 1362m trên đường từ Nguyên Bình xuống Bắc Kạn, đỉnh đèo quanh năm có mưa, sương mù dày đặc, khí hậu ẩm ướt.
* Miền địa hình núi thấp, thung lũng (máng trũng Cao Bằng)
Là phần bắc của lòng máng Cao Bằng – Lạng Sơn, hình thành trên đường đứt gãy của vùng địa hình Cao Bằng – Tiên Yên, xuất hiện vào thời kì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34
vận động tạo sơn Anpi. Đường đứt gãy này làm mặt đất gấp nếp thành những đồi núi thấp xung quanh, đồng thời có những chỗ sụt lún xuống thành hồ đầm lục địa (hồ Nêogen), sau này được bồi đắp bằng sườn tích, trầm tích Neogen, Paleogen và phù sa sông suối mới, hình thành nên các đồng bằng giữa núi hiện nay (các cánh đồng dạng này không chỉ có ở Cao Bằng mà cả ở Tuyên Quang, Lạng Sơn, Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ).
Máng trũng Cao Bằng chính là vùng thung lũng sông Bằng là vùng trũng thấp nhất, nằm giữa hai dãy núi Bảo Lạc – Tắp Ná và dãy Lục Khu – Thạch An, kéo dài từ Sóc Giang (Hà Quảng) tới Phục Hòa, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam; vùng Sóc Giang cao trung bình 294m đến cánh đồng Hòa An còn khoảng 200m, gần thị xã chỉ còn 193m và đến Tà Lùng (Phục Hòa) còn cao 148m so với mực nước biển. Các lớp phù sa cổ và phù sa mới đã bồi đắp nên cánh đồng Cao Bằng từ nam Hà Quảng đến thị xã, có diện tích rộng trên 6000 ha, vùng đất bằng phẳng nhất, màu mỡ nhất là trung tâm huyện Hòa An.
Ven rìa thung lũng và hai bên bờ sông Bằng còn có những dãy núi đá phiến và phún xuất. Ngoài ra xen giữa các cánh đồng, thung lũng nhỏ có một số đồi núi thấp hình bát úp nằm rải rác.
Thị xã Cao Bằng là nơi gặp gỡ của ba dòng sông: sông Bằng, sông Hiến và suối Củn, bốn bề có bốn ngọn núi bao bọc: Khau Sầm (Kỳ Sầm – 678m); Khau Luân; Khau Kim Pha và Khau Khấu (809m).
Nhìn chung địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội của Cao Bằng. Đất canh tác hạn chế, việc giao lưu với các tỉnh lân cận nói chung và với các trung tâm đô thị lớn của cả nước nói riêng, cũng như trong phạm vi nội tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy bên cạnh những hạn chế, mỗi miền có những thế mạnh riêng, như: miền núi cánh cung và các cao nguyên biên giới có địa hình cao, độ dốc lớn có thể phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35
nghiệp, cây ăn quả ôn đới; miền địa hình lòng máng Cao Bằng có điều kiện thuận lợi trồng lúa nước trên các cánh đồng phù sa màu mỡ và phát triển kinh tế vườn rừng ở vùng đồi núi thấp.