Địa chất và khoáng sản

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 34 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.1. Địa chất và khoáng sản

* Đặc điểm địa chất

Cao Bằng có lịch sử kiến tạo địa chất lâu dài, tham gia cấu tạo địa chất khu vực gồm các đới Paleozoi (PZ); Mezozoi (MZ), Kainozoi (KZ).

Trong địa giới Cao Bằng hình thành 6 phân hệ Macma xâm nhập, bao gồm từ siêu Bazic đến Axit phát triển ở đới vùng sông Hiến, nếp lồi sông Gâm và nếp lồi Hạ Lang với các phức hệ gồm phức hệ Cao Bằng, phức hệ Núi Chúa, phức hệ Phja Bióoc, phức hệ Nguyên Bình, phức hệ Đồng Mu, phức hệ Phja Oắc.

Cao Bằng nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, phía Bắc và phía Đông được gắn với rìa phía Tây Nam của nền Hoa Nam (Trung Quốc), phía Tây được giới hạn bởi phức nếp lồi sông Lô, phía Nam giáp võng chồng An Châu và phần kéo dài của võng chồng sông Hiến.

Cấu trúc Kainozoit đã sinh ra trũng nhỏ ở Cao Bằng hướng Đông Nam. Quá trình vận động tân kiến tạo dẫn đến sự hình thành các bậc thềm ở các thung lũng, sông suối, các thềm chéo trải trên các gò đồi cao, tại đó tích tụ các vật liệu vụn bở cơ học. Trong vật liệu vụn bở của nhiều thung lũng có chứa thiếc, quặng sa khoáng như ở các thung lũng Nậm Kép, Nguyên Bình, Nà Khoang, Nà Ngần... Như vậy, lãnh thổ Cao Bằng trải qua nhiều giai đoạn kiến tạo khác nhau, với các thời kỳ kiến tạo địa chất khác nhau. Do đặc điểm kiến tạo và cấu trúc địa chất phức tạp nên đã để lại cho lãnh thổ này có sự đa dạng về khoáng sản.

* Khoáng sản

Theo kết quả điều tra khảo sát của các đoàn địa chất, cho đến nay trên lãnh thổ Cao Bằng đã phát hiện được khoảng 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại hình khoáng sản khác nhau, trong đó đáng kể nhất là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

- Quặng sắt, phân bố thành hai dải: một dải kéo dài từ xã Dân Chủ (Hoà An) qua thị xã Cao Bằng đến Boong Quang gồm 07 mỏ và điểm quặng; dải thứ hai kéo dài từ thị trấn Nguyên Bình đến Tĩnh Túc và lên Bảo Lạc gồm 06 điểm quặng. Trữ lượng tài nguyên trên 48 triệu tấn.

- Quặng Bô xít tập trung ở các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Quảng Uyên

và Phục Hoà. Trữ lượng các mỏ đều thuộc quy mô nhỏ từ vài triệu đến dưới 10 triệu tấn mỗi mỏ. Tổng trữ lượng dự báo khoảng 85 triệu tấn.

- Quặng Mangan tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Hạ Lang, trữ lượng tài nguyên dự báo 6,4 triệu tấn.

- Quặng thiếc tập trung chủ yếu ở Nguyên Bình với tổng trữ lượng khoảng 20 triệu tấn.

- Đá vôi ở Cao Bằng có trữ lượng rất lớn với hàng tỷ tấn có chất lượng

tốt và điều kiện khai thác thuận lợi, dùng cho sản xuất xi măng và xây dựng. - Cao Bằng cũng có nhiều cát, sỏi, cao lanh, nước khoáng... là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng.

- Ngoài ra Cao Bằng còn có các loại khoáng sản khác như than, uran, đồng, niken, crôm, kẽm, chì, antimon, beril, barit, pirit, fluorit, đôlômit, fotforit, vàng, đá quí (rupi và saphia), volfram.... có trữ lượng nhỏ và chưa được điều tra đánh giá đầy đủ. Tài nguyên khoáng sản cho phép Cao Bằng phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh cao bằng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)