7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4.2. Hành lang kinh tế quốc lộ 34
Quốc lộ 34 là tuyến đường vành đai biên giới, nối Cao Bằng với Hà Giang, đây là tuyến đường có ý nghĩa chiến lược quốc phòng, đồng thời vùng có quốc lộ này chạy qua là vùng chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhìn chung trình độ dân trí thấp và còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế của cả tỉnh Cao Bằng cũng như của tỉnh Hà Giang. Do vậy, việc hình thành và phát triển hành lang quốc lộ 34 không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng sâu sắc. Định hướng phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 34: - Tiếp tục đầu tư nâng cấp quốc lộ 34 và các tuyến đường liên xã, liên huyện kết nối với trục chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa và các hoạt động xã hội khác.
- Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ: + Trong công nghiệp: phát triển các cụm công nghiệp Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Bảo Lạc và Bảo Lâm; đẩy mạnh hoạt động tiểu thủ công nghiệp truyền thống; đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Bảo Lâm (trên sông Gâm).
+ Trong nông nghiệp: Tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu trúc; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò hàng hóa.
+ Trong lĩnh vực dịch vụ: Đẩy mạnh đầu tư phát triển các điểm du lịch cũng như phát triển đa dạng các loại hình như du lịch sinh thái vùng Phja Oắc – Phja Đén, Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, du lịch văn hóa cộng đồng dựa vào những nét văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số…
- Phát triển các đô thị như Thị trấn Nguyên Bình, Thị trấn Tĩnh Túc, Thị trấn Bảo Lạc, Thị trấn Bảo Lâm. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp và phát triển Thị trấn Bảo Lạc thành đô thị trung tâm của các huyện miền Tây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106
- Phối hợp với tỉnh Hà Giang trong việc đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất công – nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác để hình thành và phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 34.