7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
* Dân cư: Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số tỉnh Cao Bằng là 525.437 người (chiếm 0,6% dân số cả nước), trong đó nữ chiếm 50,5%, nam chiếm 49,5%; dân số thành thị chiếm 17% dân số của tỉnh. Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (46,3%), kế tiếp là các dân tộc Nùng (35,3%), Dao (8,9%), H’Mông (6,4%), Kinh (3,9%), Sán Chỉ (1,1%), còn lại là các dân tộc Lô Lô, Hoa, Quý Châu.... Nhìn chung một số dân tộc trình độ dân trí còn thấp, sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp.
Cùng với tình hình chung của cả nước, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn khá cao, năm 2008 tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,06 %. Mật độ dân số trung bình 78 người/km2
, tuy nhiên dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện thị trong tỉnh: thị xã là
khu vực có mật độ cao nhất 1024 người/km2
và thấp nhất là huyện Thạch An 45 người/km2
.
* Lao động: Năm 2008, dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Cao Bằng là 321.501 người, chiếm 61% tổng số dân toàn tỉnh. Chất lượng nguồn lao động ngày được nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với xu thế hội nhập kinh tế, thì lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật lành nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 2009 STT Trình độ chuyên môn kĩ thuật Tỉ trọng (%)
1
Đã qua đào tạo 15,4
Trong đó:
- Sơ cấp 2,6
- Trung cấp 8,5
- Cao đẳng 1,6
- Đại học trở lên 2,7
2 Chưa qua đào tạo 84,6
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2009.