Phân loại quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 29 - 30)

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân địi hỏi phải có sự phát triển tổng hợp, đồng bộ của các ngành với sự tổ chức phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nƣớc. Do vậy việc tổ chức phân bố LLSX trên phạm vi cả nƣớc và trong từng vùng là hết sức cần thiết, đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của QHSDĐ.

Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi từng đơn vị sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, QHSDĐ còn phải đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất (phân phối và tái phân phối quỹ đất nhà nƣớc ở từng vùng cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại).

Do vậy, tùy theo mục đích yêu cầu cần giải quyết ở các quy mô, nhiệm vụ khác nhau, tùy theo luật pháp, chính sách của các quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau có thể có những quy định khác nhau, nội dung cơng tác quy hoạch sử dụng đất có thể khác nhau, do vậy đối tƣợng và nội dung công tác quy hoạch sử dụng đất cần giải quyết cụ thể có thể khác nhau, dẫn tới có nhiều loại QHSDĐ khác nhaụ

Cho đến hiện nay, có nhiều cách phân loại QHSDĐ với các tên gọi khác nhau, có thể khái quát chia thành 2 loại: QHSDĐ vĩ mô (quy hoạch phân bổ đất đai) và QHSDĐ vi mơ (QHSDĐ nội bộ xí nghiệp - Xây dụng phƣơng án sử dụng đất).

ạ Loại thứ nhất: QHSDĐ vĩ mơ hay cịn gọi là quy hoạch phân bổ đất đai

Nội dung của các quy hoạch sử dụng đất loại này là xác định mục đích sử dụng cho từng khoanh đất lớn - mục đích lớn, các khoanh đất này lại có thể có các mục đích cụ thể khác nhaụ

Quy hoạch phân bổ đất đai (QHSDĐ vĩ mô) đƣợc thực hiện bởi hai hình thức: quy hoạch theo lãnh thổ và quy hoạch theo ngành. Trong mỗi hình thức trên, căn cứ vào đặc điểm và quy mô quản lý lãnh thổ cũng nhƣ đặc điểm sử dụng đất trong từng ngành, chúng lại đƣợc chia thành các dạng khác nhau nhƣ sau:

- Quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm các dạng:

+ Quy hoạch phân bổ đất đai cả nƣớc (xây dựng tổng sơ đồ sử dụng đất toàn quốc); + Quy hoạch phân bổ đất đai cấp tỉnh;

+ Quy hoạch phân bổ đất đai cấp huyện.

- Quy hoạch phân bổ đất đai theo ngành bao gồm:

+ Quy hoạch phân bổ đất nông - lâm nghiệp;

+ Quy hoạch phân bổ đất chuyên dùng (đất quốc phịng, đất an ninh, đất giao thơng…). Mặc dù có sự khác nhau giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, nhƣng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết vì trên một địa bàn lãnh thổ cụ thể tồn tại nhiều ngành, các ngành này có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển tạo nên sự phát triển của nền kinh tế chung trên địa bàn. Mỗi phạm vi lãnh thổ có các điều kiện khác nhau, do đó tùy thuộc vào đặc điểm phân bố LLSX và phát triển ngành trên địa bàn mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm tồn bộ hoặc một số dạng quy hoạch ngành.

Phạm vi nội dung quy hoạch phân bổ đất đai mới chỉ dừng lại ở việc: Xác định quy mơ và vị trí phân bổ, xác định hình dạng và đƣờng ranh giới khoanh đất giao cho từng ngành và từng phạm vi lãnh thổ.

b. Loại thứ hai: QHSDĐ vi mơ hay cịn gọi là QHSDĐ nội bộ xí nghiệp, quy hoạch sử dụng

đất chi tiết hay xây dựng phƣơng án sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất vi mô - QHSDĐ chi tiết, hay Xây dựng phƣơng án sử dụng đất là phần nối tiếp của quy hoạch sử dụng đất vĩ mô (quy hoạch phân bổ đất đai) nhằm:

- Tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý bên trong từng đơn vị sử dụng đất. - Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất đến từng khu vực, từng khoảnh, từng lô, từng chủ sử dụng phù hợp với việc tổ chức sử dụng các TLSX khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng đất.

Đặc điểm của QHSDĐ vi mô là chỉ giới hạn trong phạm vi ranh giới của một đơn vị sử dụng đất (chủ yếu là sản xuất nơng lâm nghiệp). Có thể chia thành các dạng sau:

- Quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp; - Quy hoạch sử dụng đất khu dân cƣ;

- Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.

Chú ý: Các loại và dạng QHSDĐ trên đây có thể đƣợc tiến hành đồng thời, nhƣng phải

tuân thủ theo nguyên tắc quan trọng nhất là: Đi từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến cụ thể, từ vùng đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)