Các quan điểm, nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 35 - 38)

Các quy luật phát triển khách quan của phƣơng thức sản xuất xã hội là yếu tố quyết định nội dung và phƣơng pháp QHSDĐ ở mỗi quốc gia, nói cách khác các quy luật đó điều khiển hoạt động của Nhà nƣớc trong lĩnh vực phân phối và sử dụng tài nguyên đất. Nói chung QHSDĐ cần dựa vào và tuân theo những quan điểm, nguyên tắc cơ bản chung sau đây:

1. Chấp hành các chế độ, chính sách nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất

Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới quyền sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động QHSDĐ, ngun tắc này khơng chỉ có ý nghĩ về mặt kinh tế mà cịn mang ý nghĩa chính trị quan trọng.

Ở Việt Nam, một trong những nhiệm vụ trung tâm trong đƣờng lối phát triển nông lâm nghiệp mà Đảng và chính phủ đã đặt ra là củng cố quan hệ đất đai XHCN, bảo vệ tính bất khả xâm phạm quyền sở hữu Nhà nƣớc về đất đai, chấp hành triệt để quyền sở hữu đất của Nhà nƣớc. Luật pháp Nhà nƣớc cấm tuyệt đối việc sử dụng khơng mục đích.

Đối với mỗi đơn vị, luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất và tính ổn định của mỗi đơn vị sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất cịn đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử dụng đất. Mỗi chủ sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất chứ khơng có quyền sở hữu đất.

Nhà nƣớc cho phép các chủ sử dụng đất có quyền chung và các quyền cụ thể: quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

2) Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên

- Một đặc điểm hết sức quan trọng của đất đai là có giới hạn. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm là một nguyên tắc bắt buộc trong QHSDĐ.

- Một đặc điểm khác cũng hết sức quan trọng của đất đai là nếu đƣợc sử dụng đúng và hợp lý thì chất lƣợng đất đƣợc duy trì và ngày càng tốt lên và ngƣợc lạị Do vậy, tính chất đặc biệt này của đất đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú ý trong việc sử dụng đất.

Một trong những vấn đề bảo vệ đất quan trọng nhất là ngăn ngừa và dập tắt các q trình xói mịn đất do nƣớc và gió gây rạ

+ Xói mịn do nƣớc có tác hại rất lớn đối với sản xuất nơng nghiệp;

+ Xói mịn do gió xảy ra ở một số vùng cũng gây ra những hậu quả khơng nhỏ;

+ Xói mịn là một q trình hoạt động tích cực, nếu khơng có các biện pháp chống xói mịn một cách có hệ thống thì hậu quả của nó gây ra ngày càng lớn;

+ Khi tổ chức các biện pháp chống xói mịn cần tính đến các điều kiện cụ thể, có thể ứng dụng các biện pháp chống xói mịn sau:

Biện pháp kinh tế tổ chức; Biện pháp kỹ thuật canh tác;

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng phòng hộ; Biện pháp kỹ thuật thủy lợi;

Biện pháp hóa học; Biện pháp sinh học.

- Cùng với chống xói mịn, cần phải làm tốt việc chống các q trình ơ nhiễm đất, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi nền công nghiệp và các đô thị phát triển mạnh.

- Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật tự nhiên cũng là một nhiệm vụ quan trọng của QHSDĐ. - Các hồ chứa nƣớc cũng cần quy hoạch hợp lý và là đối tƣợng đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ trong QHSDĐ.

3. Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nơng nghiệp

- Nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi đơn vị lãnh thổ đều bao gồm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế. Sự phát triển của bất cứ ngành nào, tùy theo ở các mức độ khác nhau, đều địi hỏi phải có đất. Khi QHSDĐ cần phân bổ sử dụng đất hợp lý, hiệu quả nhất cho các nhu cầu đó.

- Với các ngành phi nông nghiệp, quy mô đất đai thƣờng đƣợc dự kiến trƣớc trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn cịn vị trí cụ thể thì sẽ đƣợc xác định trong quá trình QHSDĐ dƣới hình thức thành lập một đơn vị sử dụng đất phi nông nghiệp mớị

- Khi cấp đất cho nhu cầu phi nông nghiệp, hầu nhƣ bao giờ cũng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Do đó, cần lƣu ý để hoạt động sản xuất của các đơn vị đó khơng hoặc ít ảnh hƣởng nhất tới khu vực. Về nguyên tắc những khoảnh đất đƣợc cấp cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất không sử dụng nông nghiệp hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp.

- Trong trƣờng hợp nếu việc cấp đất cho nhu cầu phi nông nghiệp làm cho cơ cấu sử dụng đất bị thay đổi nhiều, tổ chức lãnh thổ bên trong bị đảo lộn thì phải quy hoạch lại tồn phần hoặc từng bộ phận cho đơn vị sử dụng đất đó.

- Phải lƣờng trƣớc mọi hậu quả có thể xảy ra về các mặt kinh tế - xã hội - mơi trƣờng để từ đó quyết định phƣơng án tối ƣụ Nếu vẫn quyết định việc cấp đất thì phải có biện pháp khắc phục hậu quả hoặc làm giảm bớt ảnh hƣởng xấu của nó

- Về mặt kinh tế, khi đánh giá hậu quả của việc cấp đất gây ra phải tính đến các khoản chi phí và thiệt hại sau:

+ Những chi phí đầu tƣ chƣa sử dụng hết của chủ đất; + Những chi phí để di chuyển dân cƣ;

+ Chi phí thão dỡ nhà cửa, cơng trình và khơi phục lại ở địa điểm mới;

+ Khối lƣợng sản phẩm hàng năm thu đƣợc từ mảnh đất bị lấy đi (tính trong khoảng vài năm tới);

+ Những thiệt hại của sản xuất và phí tổn do quy hoạch lạị

Chủ sử dụng đất bị cắt mất đất có quyền địi hỏi chủ đƣợc cấp đất phải bồi thƣờng toàn bộ những thiệt hại nêu trên.

4. Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất cụ thể

- Quy hoạch sử dụng đất đƣợc tiến hành theo kế hoạch chung của Nhà nƣớc, của từng ngành và từng đơn vị sản xuất cụ thể.

- Căn cứ phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển của ngành, của vùng lãnh thổ, của đơn vị sản xuất, QHSDĐ dự kiến định hƣớng sử dụng đất trong một thời gian dài (thƣờng là 10 năm) và xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho những năm trƣớc mắt (thƣờng là 5 năm).

- Một điều cần hết sức chú ý là do tính chất linh hoạt của nền kinh tế thị trƣờng, trong QHSDĐ phải đảm bảo tính linh hoạt trong cơ cấu SDĐ cụ thể.

5. Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ

sở các phương pháp quản lý kinh tế để nâng cao độ màu mỡ của đất, nâng cao trình độ canh tác và hiệu quả sử dụng máy móc

- Không thể tổ chức sử dụng đất nhƣ một tƣ liệu sản xuất trong nơng lâm nghiệp nếu khơng tính đến q trình lao động và khơng gắn nó với q trình sản xuất. Vì vậy, khi giải quyết mỗi nội dung của QHSDĐ phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức hợp lý sản xuất.

- Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng các TLSX khác và tồn bộ q trình sản xuất nói chung. Đồng thời việc sử dụng đất lại ảnh hƣởng đến việc tổ chức lao động, đến hiệu quả sử dụng các TLSX khác. Do vậy, đất đai chỉ có thể đƣợc sử dụng đúng và hợp lý nếu gắn nó với việc tổ chức sử dụng các TLSX khác.

- Quy hoạch sử dụng đất trong nông lâm nghiệp phải tạo ra các điều kiện để áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý tiên tiến và có hiệu quả.

6. Khi QHSDĐ phải tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng đơn vị, xí nghiệp sử dụng đất

- Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộị Nếu khơng tính đến các điều kiện đó thì khơng thể tổ chức sử dụng hợp lý đất đaị

- Các yếu tố của điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất, sản lƣợng của các cây trồng vật nuôị Những yếu tố chủ yếu của điều kiện tự nhiên là:

+ Đặc điểm thổ nhƣỡng, địa chất; + Đặc điểm điều kiện địa hình;

+ Đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tiểu khí hậu; + Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên;

+ Đặc điểm hệ thống thủy văn, chế độ nƣớc trong khu vực.

- Các yếu tố của điều kiện kinh tế, xã hội cũng là những căn cứ hết sức quan trọng trong việc QHSDĐ. Các đơn vị có cùng điều kiện tự nhiên nhƣng có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau thì QHSDĐ cũng sẽ khác nhau, các yếu tố chủ yếu của điều kiện kinh tế xã hội bao gồm:

+ Dân số, lao động và sự phân bố dân cƣ, trình độ dân trí; + Quy mô, cơ cấu ngành sản xuất trong nền kinh tế;

+ Hệ thống tổ chức sản xuất, thị trƣờng sản phẩm, loại hình các đơn vị sản xuất và lƣu thông phân phối, các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế trong đơn vị;

+ Trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ chun mơn hóa sản xuất, trang bị và năng lực máy móc, thiết bị;

+ Giá trị tài sản cố định và vốn lƣu động, năng lực kinh tế và khả năng các nguồn đầu tƣ vốn ;

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống (kho hàng, nhà xƣởng, giao thông, thủy lợị..); + Triển vọng phát triển trong tƣơng lai về sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Để có đƣợc những thông tin cần thiết trên cần tiến hành điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp xử lý phân tích số liệụ Nói chung khi QHSDĐ phải dựa trên sự phân tích một cách tổng hợp các yếu tố của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đối tƣợng quy hoạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 35 - 38)