Thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 55 - 56)

3.3. Trình tự thực hiện các bƣớc công việc xây dựng phƣơng án

3.3.3. Thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3.3.3.1. Thành quả của công tác quy hoạch - hồ sơ thẩm định quy hoạch

Sau khi xây dựng xong phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến hành trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

Hồ sơ trình thẩm định phê duyệt chính là thành quả của công tác quy hoạch bao gồm: - Tờ trình, kèm theo bản thuyết minh tóm tắt;

- Thuyết minh quy hoạch, các báo cáo chuyên đề; - Các loại bản đồ, tài liệu, bảng biểu phụ lục kèm theọ

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ, cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định xét duyệt.

3.3.3.2. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất

1- Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập QHSDĐ:

+ Đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung, trình tự, hồ sơ QHSDĐ;

+ Mức độ tin cậy của số liệu, thơng tin và cơ sở tính tốn, các chỉ tiêu tính tốn. 2- Mức độ phù hợp của các phƣơng án QHSDĐ với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nƣớc, quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phƣơng (tùy theo từng đối tƣợng mà xem xét cụ thể).

3- Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng: thẩm định các yếu tố sau: + Hiệu quả kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ;

+ Hiệu quả kinh tế đất của từng phƣơng án;

+ Thẩm định yêu cầu đảm bảo an ninh lƣơng thực của từng phƣơng án;

+ Hiệu quả xã hội: giải quyết quỹ nhà ở, mức độ ảnh hƣởng do di dời chỗ ở, lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới tạo ra;

+ Sự phù hợp của từng phƣơng án với yêu cầu khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tác động tới môi trƣờng;

+ Yêu cầu phát triển diện tích phủ rừng nhằm bảo vệ mơi trƣờng tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái;

+ u cầu tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa dân tộc. 4- Tính khả thi của phƣơng án QHSDĐ;

+ Khả năng thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất; + Khả năng thu hồi đất;

+ Khả năng đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích;

5- Cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp tổ chức thực hiện QHSDĐ.

3.3.3.3. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất

1- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với QHSDĐ: tính phù hợp về số liệu giữa QHSDĐ với kỳ kế hoạch 5 năm và phân bổ quỹ đất chi tiết trong từng năm với kế hoạch 5 năm. 2- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nƣớc: Sự phù hợp giữa phân bổ quỹ đất với nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch 5 năm, hàng năm của cả nƣớc, địa phƣơng, ngành.

3- Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất:

+ Khả năng đầu tƣ thực hiện các cơng trình, dự án;

+ Khả năng thực hiện việc thu hồi đất và các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 55 - 56)