Công tác chuẩn bị và điều tra, đánh giá điều kiện cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 49 - 52)

3.3. Trình tự thực hiện các bƣớc công việc xây dựng phƣơng án

3.3.1. Công tác chuẩn bị và điều tra, đánh giá điều kiện cơ bản

3.3.1.1. Công tác chuẩn bị

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch; - Tổ chức lực lƣợng, phƣơng tiện làm việc;

- Xây dựng đề cƣơng công tác và kế hoạch tiến hành.

3.3.1.2. Điều tra cơ bản

Tiến hành điều tra, thu thập tồn bộ các thơng tin, tài liệu có liên quan làm căn cứ cho việc xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất, gồm 2 bƣớc:

ạ Công tác điều tra nội nghiệp

Điều tra, thu thập thơng tin hiện có, số liệu trong phịng, thu thập tồn bộ các tài liệu hiện có liên quan tới quy hoạch sử dụng đất:

- Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa chất thổ nhƣỡng, khí hậu thời tiết, thủy văn, động thực vật, các nguồn tài nguyên.

- Các thông tin, tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội: dân tộc, dân số, lao động, phân bố dân cƣ, thu nhập đời sống, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành sản xuất trên địa bàn, cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, định hƣớng phát triển kinh tế xã hộị

- Hiện trạng sử dụng đất và cơng tác quản lý đất đai:

+ Tình hình biến động đất đai trong những năm qua, những thông tin, tồn tại về quản lý đất đai, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Hiện trạng phân bổ và sử dụng quỹ đất; + Các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến đất đai; + Định mức sử dụng đất áp dụng cho các ngành.

- Các loại bản đồ: bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ thể hiện các nội dung quy hoạch có tỷ lệ thích hợp (huyện 1/10.000-1/25.000, tỉnh 1/100.000-1/500.000, toàn quốc 1/1.000.000).

- Các tài liệu điều tra khảo sát thổ nhƣỡng, quy hoạch chuyên ngành đã có trên địa bàn. Kết thúc bƣớc điều tra nội nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các tài liệu thu thập đƣợc, xác định các thơng tin, tài liệu có thể sử dụng, các thơng tin cịn nghi ngờ cần xác minh, các thơng tin cịn thiếu cần điều tra bổ sung.

b. Công tác điều tra ngoại nghiệp

Điều tra khảo sát ngoài thực địa để bổ sung các thơng tin tài liệu cịn thiếu, chính xác hóa các thông tin thu thập đƣợc trong bƣớc điều tra nội nghiệp cịn nghi ngờ. Tùy theo các thơng tin cần điều tra thu thập mà sử dụng các phƣơng pháp điều tra thích hợp với từng loại thơng tin.

Từ kết quả điều tra khảo sát, từ nhận định, kết luận rút ra thơng qua việc phân tích đánh giá thực trạng và dựa vào kết quả định hƣớng chiến lƣợc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sẽ đề ra những mục tiêu cần đạt trong tƣơng lai về QHSDĐ.

3.3.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng nghiên cứu

1- Đánh giá vị trí địa lý: chuẩn xác hóa ranh giới, diện tích tự nhiên; đánh giá lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý.

2- Phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên: + Điều kiện địa hình;

+ Địa chất, thổ nhƣỡng; + Đặc điểm khí hậu; + Điều kiện thủy văn.

+ Tính chất đặc trƣng các loại đất;

+ Các thay đổi lớn về môi trƣờng đất có ảnh hƣởng đến việc tổ chức sử dụng có hiệu quả đất đaị

4- Đánh giá khái quát giá trị các mặt của các loại tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên nƣớc: trữ lƣợng, chất lƣợng, khả năng khai thác;

+ Tài nguyên rừng: diện tích, chất lƣợng, độ che phủ, sản lƣợng các loại rừng và khả năng khai thác;

+ Khoáng sản: loại, trữ lƣợng, chất lƣợng, khả năng khai thác các loại khoáng sản.

3.3.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực với đất đai

1- Áp lực từ sự gia tăng dân số - phân bố dân cƣ:

+ Sự gia tăng dân số bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học; + Phân tích mức độ tăng dân số theo các khu vực, các vùng; + Phân bố dân cƣ theo các vùng trọng điểm.

Phân tích áp lực tăng dân số tới nhu cầu sử dụng đất, các nhu cầu khác. 2- Áp lực từ sự phát triển đô thị:

+ Nghiên cứu thực trạng, xu thế phát triển và quy mô đô thị hóa: dân số, cơng nghiệp, cơ sở hạ tầng...

+ Quy mô và triển vọng phát triển đô thị - các biện pháp giải quyết. 3- Áp lực từ sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội:

+ Sự tăng trƣởng kinh tế (GDP, GDP/ngƣời), thu nhập, tích lũy của ngƣời dân; + Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ.

Áp lực từ sự tăng trƣởng kinh tế thể hiện:

+ Áp lực từ sự phát triển các ngành: công nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng cơ bản...

+ Chính sách mới về sự phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực về cƣờng độ sử dụng đất:

Khuyến khích làm giàu hợp pháp, cho phép tích tụ đất đai ở mức độ nhất định; Mở của hợp tác liên doanh với nƣớc ngồi;

Chính sách kêu gọi vốn đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ, thừa nhận các quyền sử dụng đất; Phát triển thị trƣờng bất động sản liên quan đến sử dụng đất.

3.3.1.5. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất

1. Tình hình quản lý đất đai

- Đánh giá khái quát về các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai (15 nội dung theo Điều 22 Luật Đất đai 2013), hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ quan quản lý đất đai, rút ra những mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc về quản lý đất đaị

- Lập biểu đồ biến động, chu chuyển sử dụng đất qua các thời kỳ (trƣớc 1987; 1988 - 1992; 1993 - 2003; 2003 - 2013), đặc biệt 5 năm gần đâỵ Đánh giá chung tình hình chu chuyển sử dụng các loại đất, so sánh mức độ biến động quỹ đất qua các thời kỳ, tìm ra nguyên nhân chủ quan dẫn đến những biến động đó.

2- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai:

- Thu thập tài liệu, mô tả hiện trạng sử dụng đất theo các mẫu biểu và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất (nhóm đất nơng - lâm nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm đất chƣa sử dụng). Rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý, chƣa hợp lý trong sử dụng đất.

Phân tích hiệu quả sử dụng đất thời gian quá, đặc biệt là 5 năm gần đây nhất.

3.3.1.6. Đánh giá tiềm năng đất đai, xây dựng định hướng sử dụng đất trong 10 năm tới và xa hơn

Có nhiều phƣơng pháp đánh giá tiềm năng đất đai (của Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Canada), song phƣơng pháp đánh giá của FAO có ƣu thế cơ bản, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm:

- Tổ chức trao đổi hẹp giữa các chuyên gia của các bộ, ngành có liên quan đến sử dụng đất; - Tổ chức các cuộc điều tra khảo sát dã ngoại;

- Phân tích tổng hợp theo các chỉ tiêu về số lƣợng và chất lƣợng đất, lập bản đồ đánh giá mức độ thích nghi làm cơ sở định hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai;

- Dự báo xu hƣớng phát triển, nhu cầu thị trƣờng, các nhu cầu sử dụng đất trong tƣơng laị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 49 - 52)