2.1.3.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý lãnh thổ đơn vị hành chính các cấp
Về địa giới hành chính: QHSDĐ phải phù hợp và tuân thủ theo các phạm vi địa giới hành chính các cấp (chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Thủ tƣớng chính phủ).
Quan hệ giữa QHSDĐ cấp trên, cấp dƣới: QHSDĐ cấp dƣới phải phục tùng cấp trên, QHSDĐ cấp trên phải căn cứ xem xét đáp ứng nhu cầu cấp dƣới (phƣơng pháp tiếp cận trên xuống dƣới lên).
2.1.3.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (QHTTPTKT-XH) cung cấp cơ sở khoa học cho xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộị
Quy hoạch sử dụng đất dựa vào định hƣớng phát triển KT - XH trong QHTTPTKT-XH để cân đối bố trí sử dụng đất đai hợp lý cho nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy KT-XH phát triển, QHSDĐ có nhiệm vụ cân đối đáp ứng tối đa, hợp lý cho các nhu cầu của các ngành, tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành cùng phát triển một cách đồng bộ, hài hòa, cân đối theo định hƣớng phát triển trong QHTTPTKT-XH.
2.1.3.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
- Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp; - Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị, các khu dân cƣ;
- Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành khác: giao thơng, thủy lợi, xây dựng, khống sản, giáo dục, y tế... (đất chuyên dùng).
Đất đai rất đa dạng phong phú và có nhiều giá trị sử dụng với hiệu quả rất khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Tùy theo điều kiện đất đai cụ thể của đối tƣợng quy hoạch, tùy theo đặc điểm và tính chất của đất, tùy theo nhu cầu về đất khác nhau của từng ngành, QHSDĐ có nhiệm vụ bố trí, phân bổ sử dụng đất đáp ứng các yêu cầu về tính chất cơ lý, hóa tính và các điều kiện khác của đất phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.