2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Do tính chất tổng hợp của QHSDĐ, nội dung và phƣơng pháp tổ chức sử dụng đất đa dạng và phức tạp, liên quan và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, bao gồm các yếu tố:
- Đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu, thời tiết; - Đặc điểm địa chất, thủy văn;
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên; - Các yếu tố sinh thái;
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cƣ; - Hình dạng và mật độ khoảnh thửa;
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng; - Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng, cần nghiên cứu phát hiện ra các quy luật trong quá trình tổ chức sử dụng đất, từ đó đề ra các quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt.
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của QHSDĐ chính là:
- Nghiên cứu đánh giá các yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của đối tƣợng quy hoạch, các quy luật về chức năng của đất nhƣ một TLSX chủ yếụ
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng ở tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
ạ Phương pháp luận trong nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận trong nghiên cứu QHSDĐ dựa trên phép duy vật biện chứng về nhận thức, thể hiện ở các điểm sau đây:
- Nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng tự nhiên, phạm trù kinh tế, xã hội trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và luôn ở trạng thái vận động phát triển (quy luật vận động).
- Nhìn nhận sự phát triển nhƣ là sự chuyển hóa từ lƣợng thành chất (quy luật lƣợng đổi - chất đổi).
- Xem xét các sự kiện và hiện tƣợng trên quan điểm thống nhất của các mặt đối lập (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập).
- Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình vận động và phát triển.
b. Một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, cụ thể
1- Phương pháp kết hợp giữa phân tích định tính với phân tích định lượng:
Kết hợp các yếu tố định tính và định lƣợng trong phân tích, đánh giá hiện trạng và định hƣớng phát triển (định tính: ƣu điểm, thành tựu, tồn tại, định hƣớng,…), từ đó lƣợng hóa các mối quan hệ giữa sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội, đƣa ra các chỉ tiêu phân phối đất đai cho các ngành, các lĩnh vực đáp ứng các nhu cầu phát triển
2- Kết hợp hài hòa giữa phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên (Top down – Bottom up):
Tùy theo từng đối tƣợng quy hoạch cụ thể, nguyên tắc chung của quy hoạch là từ trên xuống, cấp dƣới phải tuân thủ theo quy hoạch từ cấp trên, song khi xây dựng quy hoạch thì lại phải tổng hợp thực trạng, nhu cầu phát triển... từ dƣới lên. Đặc biệt quy hoạch cấp vi mơ thì càng phải coi trọng, giải quyết hài hòa mối quan hệ tiếp cận trên xuống với dƣới lên.
3- Phương pháp cân bằng tương đối:
Quy hoạch sử dụng đất là thiết lập một hệ thống cân bằng tƣơng đối trong sử dụng đất, sự mất cân bằng trong SDĐ trong q trình phát triển ln đƣợc điều chỉnh cho phù hợp thích ứng với từng giai đoạn phát triển.
4- Phương pháp điều tra khảo sát:
Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết làm căn cứ phục vụ cho công tác QHSDĐ. Tùy theo lĩnh vực điều tra và mức độ, yêu cầu mà có các phƣơng pháp điều tra cụ thể khác nhaụ
5- Phương pháp minh họa trên bản đồ:
Đây là phƣơng pháp đặc thù của cơng tác QHSDĐ, gồm có:
- Bản đồ địa hình: Là bản đồ cơ sở thƣờng dùng để xây dựng các bản đồ khác.
- Bản đồ hiện trạng: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phân bố dân cƣ, kinh tế, xã hội, bản đồ hành chính…
- Bản đồ quy hoạch: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch phân bố dân cƣ, bản đồ quy hoạch giao thông thủy lợi…
Một bản đồ thƣờng thể hiện nhiều thông tin một cách tổng hợp, tùy theo mục đích thể hiện mà bản đồ đƣợc thể hiện những thơng tin gì và căn cứ vào mục đích thể hiện chính mà đặt tên cho bản đồ.
6- Phươngpháp thống kê:
Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp thống kê là nhằm phân nhóm tồn bộ các đối tƣợng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố.
Về phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp thống kê đề cập tới các vấn đề sau: - Nghiên cứu tình hình sử dụng đất: cơ cấu đất, các đặc tính về lƣợng và chất; - Phân tích đánh giá về phân bố vị trí, khoảng cách, diện tích;
- Đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
7- Phương pháp nghiên cứu điểm:
Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng nhằm bổ sung cho phƣơng pháp thống kê. Nó nghiên cứu từng sự kiện và hiện tƣợng mang tính điển hình.
8- Phương pháp nghiên cứu mẫu:
Theo phƣơng pháp này, ngƣời ta lựa chọn những mẫu đại diện cho từng sự kiện và từng hiện tƣợng để nghiên cứụ
Tùy theo lĩnh vực, sự vật, hiện tƣợng mà có các phƣơng pháp rút mẫu khác nhau: Mẫu ngẫu nhiên, mẫu hệ thống, hay mẫu điển hình.
Khi áp dụng phƣơng pháp mẫu địi hỏi phải rất thận trọng trong công việc chọn mẫu và quy mô mẫu cũng nhƣ đặc điểm của sự kiện và hiện tƣợng có liên quan đến mẫu, lựa chọn phƣơng pháp rút mẫu và dung lƣợng mẫu cần thiết để đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứụ
9- Các phương pháp phân tích và dự báo:
Căn cứ tình hình biến động từ quá khứ tới hiện tại của các yếu tố, sự vật, hiện tƣợng Căn cứ vào các quy luật vận động, phát triển của các sự vật, hiện tƣợng,
Căn cứ vào các điều kiện, tiềm năng, các yếu tố có liên quan và xu thế phát triển chung, xu thế phát triển của từng lĩnh vực.
Tiến hành phân tích, dự báo xu thế và mơ hình phát triển trong tƣơng lai, từ đó dự báo nhu cầu và cân đối, phân phối sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực
10- Phương pháp phương án(phương pháp tính tốn theo định mức):
Phƣơng pháp này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở khoa học, phải xây dựng các phƣơng án QHSDĐ sơ bộ theo định mức, phân tích so sánh đánh giá và lựa chọn phƣơng án hợp lý và hiệu quả nhất.
Phƣơng pháp này có một số hạn chế: Bị giới hạn về số lƣợng phƣơng án (thƣờng chỉ 2-3 phƣơng án), và việc lựa chọn phƣơng án chỉ là kết quả so sánh tƣơng đối với nhau chứ chƣa phải thật sự tìm ra phƣơng án tối ƣu.
11- Phương pháp mơ hình tốn kinh tế, tối ưu hóa các bài tốn về tổ chức lãnh thổ:
Đây là phƣơng pháp đang ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại hiện naỵ Phƣơng án tối ƣu đƣợc tìm ra trên cơ sở xây dựng các mơ hình tốn kinh tế dƣới dạng các bài toán vận tải, các bài toán tƣơng quan hồi quy và quy hoạch tuyến tính, lập và giải trên máy tính điện tử. Đã có các chƣơng trình phần mềm để giải các bài tốn này nhƣ: QBS+, LINGO, SOLVER (Excel)…
Phƣơng pháp này đòi hỏi phải định lƣợng đƣợc các yếu tố cần biểu thị và điều kiện hạn chế phải trình bày đƣợc bằng ngơn ngữ tốn học, do đó nó có hạn chế cơ bản là khó áp dụng đối với điều kiện văn hoá - xã hội và sinh tháị
Trong lĩnh vực QHSDĐ, một số vấn đề có thể giải quyết đƣợc bằng phƣơng pháp mơ hình tốn học nhƣ:
- Vấn đề chuyển loại sử dụng đất;
- Xác định quy mô sản xuất hợp lý các ngành; - Phân bố hợp lý các điểm dân cƣ;
- Bố trí đất đai và cây trồng theo các điều kiện xói mịn đất; - Xác định năng suất cây trồng;
- Tổ chức hệ thống luân canh hợp lý;
- Tổ chức sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn gia súc.
12- Một số phương pháp khác:
- P hƣơng pháp chuyên gia;
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Bố trí thực nghiệm để phát hiện các quy luật khác nhaụ …