Lập kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 103)

4.5.1. Những căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất

Lập kế hoạch sử dụng đất là khâu rất quan trọng trong tồn bộ q trình QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất là khâu cụ thể hoá, chi tiết hoá các nội dung của phƣơng án QHSDĐ theo các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện QHSDĐ, nói cách khác kế hoạch sử dụng đất là cơng cụ để biến những nội dung, giải pháp trong phƣơng án QHSDĐ trở thành hiện thực

Để xây dựng kế hoạch sử dụng đất, cần dựa trên các căn cứ chính sau đây: - Căn cứ vào các văn bản pháp quy của nhà nƣớc;

- Căn cứ vào sự biến động sử dụng đất trong quá khứ, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc;

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất;

- Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng đất;

- Căn cứ vào phƣơng hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai của ngành thể hiện trong phƣơng án QHSDĐ.

1- Các văn bản pháp quy của Nhà nước

Các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc liên quan đến sử dụng đất là căn cứ hết sức quan trọng cho công tác QHSDĐ, lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý nhà nƣớc về đất đaị Trong đó trƣớc hết là hiến pháp, trực tiếp và cụ thể là các bộ luật và văn bản dƣới luật.

- Hiến pháp nƣớc cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 đã quy định rõ: "Nhà nước thống

đích và có hiệu quả". Hiến pháp năm 2013, Điều 53 tiếp tục khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

- Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (nay là Luật Lâm nghiệp), Luật Bảo vệ tài ngun mơi trƣờng có những điều khoản có liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai, tài ngun rừng và mơi trƣờng. Trong đó Luật Đất đai gần đây nhất (năm 2013) đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung trách nhiệm lập và thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vấn đề điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng an ninh. Điều 37 Luật Đất đai quy định cụ thể kỳ QHSDĐ là 10 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất của các đối tƣợng là 5 năm, Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đƣợc lập hàng năm.

- Ngoài hiến pháp, luật và các văn bản dƣới luật, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của các cấp các ngành và chính quyền địa phƣơng có liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất cũng là những căn cứ pháp lý quan trọng để lập kế hoạch sử dụng đất.

2- Nghiên cứu sự biến động sử dụng đất trong quá khứ, đánh giá kết quả sử dụng đất kỳ trước (nếu có)

Các xu thế biến động đất đai trong quá khứ và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc là căn cứ quan trọng để xác định hƣớng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong tƣơng lai, để xác định đƣợc các xu thế biến động đất đai trong quá khứ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc cần:

- Thu thập đầy đủ các số liệu thống kê đất trong 10 - 15 năm về trƣớc, nên chia thành từng giai đoạn 5 năm hoặc chia theo các mốc thời gian đặc biệt có liên quan (ban hành hiến pháp, ban hành Luật Đất đai), kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kế hoạch kỳ trƣớc.

- Bằng phƣơng pháp so sánh đối chiếu tiến hành xác định mức độ biến động của từng loại đất qua các giai đoạn, kết quả và tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc.

- Nghiên cứu, phân tích, tìm ra các nguyên nhân biến động, nguyên nhân hoàn thành, khơng hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc. Nghiên cứu khả năng tác động để làm tăng, hoặc giảm các biến động này, các giải pháp để hoàn thành thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất.

- Từ đó góp phần xây dựng định hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai, lập kế hoạch sử dụng đất và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý quỹ đất.

3- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất

Việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nhằm đánh giá thực trạng, mức độ hợp lý và tính hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất hiện trạng nhƣ:

- Tình hình sử dụng của các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị và nông thôn;

- Thực trạng các loại đất chƣa sử dụng: diện tích, loại đất, các đặc tính lý hố, khả năng khai thác sử dụng;

- Các loại hình sử dụng đất chính: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng màu và cây nông nghiệp ngắn ngày), đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, sản xuất, đặc dụng - đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, khoanh ni tái sinh) đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản;

- Các kiểu sử dụng đất: 2 lúa 1 màu, 1 lúa 2 màu, 2 vụ lúa, 1 lúa 1 màu, nông lâm kết hợp. Các thông tin về hiện trạng sử dụng đất nêu trên là căn cứ quan trọng cho việc lập kế hoạch sử dụng đất.

4- Kết quả đánh giá tiềm năng đất

- Đánh giá toàn bộ quỹ đất theo các mục đích sử dụng các mức độ thích hợp khác nhau (có thể chia ra 4 mức: thích hợp cao, thích hợp trung bình, thích hợp thấp và khơng thích hợp).

- Mức độ thích hợp đƣợc xác định dựa vào đặc tính vốn có của đất và các yêu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhaụ

Đây là căn cứ rất quan trọng để xây dựng định hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai

5- Phương hướng sử dụng đất trong tương lai

- Phƣơng hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai đƣợc xác định trong phƣơng án QHSDĐ, trong đó xác định rõ các chỉ tiêu phân bố sử dụng đất cho từng ngành, từng mục đích sử dụng (đất nông nghiệp các loại, đất phi nông nghiệp các loại).

- Các chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất trong phƣơng án QHSDĐ đƣợc xây dựng cho 10 năm của kỳ QHSDĐ, đƣợc phân chia cho kế hoạch kỳ đầu (5 năm) và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuốị Các chỉ tiêu này sẽ đƣợc phân bổ chi tiết cho từng năm trong kế hoạch sử dụng đất của từng kỳ.

4.5.2. Nội dung của kế hoạch sử dụng đất

1- Những nội dung chính của kế hoạch sử dụng đất

Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc;

- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cƣ nông thơn, quốc phịng an ninh;

- Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp;

- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích; - Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm;

- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

2- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối, hàng năm ạ Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu gắn liền với việc lập quy hoạch sử dụng đất. Trong các nội dung lập QHSDĐ có 2 nội dung liên quan đến kế hoạch sử dụng đất. Đó là phân kỳ kế hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầụ

- Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất: phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất phải thu hồi, diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng trong kỳ QHSDĐ cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuốị

- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu gắn liền với việc lập quy hoạch sử dụng đất.

b. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch kỳ đầu, căn cứ vào có sự điều chỉnh quy hoạch hay khơng, từ đó lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuốị

c. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm

Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng na m đu ợc thực hiẹ n theo trình tự sau: phân tích, đánh giá kết quả thực hiẹ n kế hoạch sử dụng đất na m tru ớc; lập kế hoạch sử dụng đất hàng na m; thẩm định, phê duyẹ t. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước:

+ Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; + Phân tích, đánh giá các thơng tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất

hàng năm;

+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trƣớc; + Xây dựng báo cáo đánh giá.

- Lập kế hoạch sử dụng đất năm sau:

+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã phân bổ từ cấp trên;

+ Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ gồm: chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trƣớc chƣa thực hiện hết; nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn;

+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị trên địa bàn;

+ Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng;

+ Xác định quy mơ, địa điểm cơng trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào các mục đích trên theo quy định của Luật Đất đai để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch;

+ Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhƣợng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của ngƣời sử dụng đất;

+ Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong năm kế hoạch sử dụng đất; + Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất;

+ Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ;

+ Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm; + Đánh giá, nghiệm thụ

- Thẩm định, phê duyệt

3- Lập biểu chu chuyển đất đai và sơ đồ chu chuyển đất đai

- Khi tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tiến hành xử lý, phân tích số liệu và lập một hệ thống bảng biểu gồm nhiều loại bảng biểu hiện trạng và quy hoạch. Thơng thƣờng có những hƣớng dẫn quy định các bảng biểu cụ thể cần xây dựng khi tiến hành công tác nàỵ

- Trong các bảng biểu cần xây dựng, biểu chu chuyển quỹ đất trong kỳ quy hoạch là một biểu hết sức quan trọng.

Theo số liệu của biểu nói trên có thể tổng hợp thành sơ đồ cân đối đất đai để dễ hình dung và tiện theo dõi theo sơ đồ mẫu nhƣ sau:

HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH

Tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất khu dân cƣ Đất chuyên dùng Đất chƣa sử dụng Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất khu dân cƣ Đất chuyên dùng Đất chƣa sử dụng

4.5.3. Trình tự kế hoạch thực hiện các nội dung biện pháp

- Trong phƣơng án QHSDĐ đã đƣa ra một hệ thống các nội dung biện pháp tổ chức sử dụng đất hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhƣ: bố trí khu dân cƣ, cải tạo và chuyển loại sử dụng đất, xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông, thủy lợị Với mỗi nội dung biện pháp trên cần lập kế hoạch triển khai thực hiện theo các giai đoạn thời gian cụ thể (theo từng kỳ kế hoạch và cụ thể tới từng năm). Mỗi kỳ kế hoạch, mỗi năm cùng một lúc phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung biện pháp.

- Do vậy, để thực hiện có hiệu quả phƣơng án QHSDĐ, khi phân kỳ kế hoạch và cụ thể hoá kế hoạch thực hiện các nội dung biện pháp tổ chức sử dụng đất tới từng năm cần tuân theo một số quy tắc chính sau đây:

+ Phải đảm bảo tính trật tự logic và đồng bộ của các nội dung biện pháp, nội dung biện pháp nào là điều kiện, là cơ sở, là tiền đề thì phải thực hiện trƣớc. Ví dụ, để cải tạo đƣa đất ruộng 1 vụ thành ruộng 2 vụ bằng biện pháp thủy lợi thì trƣớc đó phải cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi, hoặc phải xây dựng xong hệ thống chuồng trại rồi mới mua gia súc, phải chuẩn bị cây con rồi mới bố trí kế hoạch trồng rừng;

+ Phải đảm bảo tính hiệu quả bằng cách ƣu tiên đầu tƣ cho những cơng trình nhanh chóng phát huy hiệu quả (nhất là về kinh tế), theo phƣơng châm "lấy ngắn nuôi dài"; + Phải xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng về vốn, lao động, phƣơng tiện kỹ

thuật, cơ sở vật chất của địa phƣơng, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch;

+ Khối lƣợng công việc thực hiện và khối lƣợng vốn đầu tƣ phân bổ cho kế hoạch hàng năm phải tƣơng đối đồng đều nhằm góp phần nâng cao tính khả thi của kế hoạch, tạo cho đối tƣợng có điều kiện phát triển ổn định.

- Để xây dựng kế hoạch cần:

+ Tính tốn khối lƣợng cơng việc cần thực hiện theo hạng mục cơng trình, từng biện pháp, ƣớc tính vốn đầu tƣ, xác định nguồn vốn để huy động;

+ Xác định trình tự ƣu tiên của các hạng mục cơng trình;

+ Từ đó dựa vào các quy tắc trên để phân bổ kế hoạch theo các kỳ kế hoạch, theo từng năm và lập biểu tiến độ triển khai thực hiện.

4.6. ƯỚC TÍNH NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

4.6.1. Ƣớc tính vốn đầu tƣ

- Vốn đầu tƣ ƣớc tính là cơ sở để đánh giá tính khả thi của phƣơng án khi so sánh với khả năng huy động vốn. Ngồi ra căn cứ vốn đầu tƣ có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả của các biện pháp.

- Để tính vốn đầu tƣ cần dựa vào các định mức tính tốn quy chuẩn, đơn giá hiện hành và khối lƣợng các công việc cần thực hiện.

4.6.2. Đánh giá hiệu quả của phƣơng án

Khi đánh giá hiệu quả của phƣơng án cần đánh giá hiệu quả tổng hợp dựa trên các hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

ạ Hiệu quả kinh tế của QHSDĐ

Có thể đánh giá dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Độ tăng sản phẩm xã hội khi thực hiện các nội dung biện pháp;

- Mức tăng tổng thu nhập và thu nhập thuần trên một đơn vị diện tích, trên một lao động nông nghiệp, trên một nhân khẩu;

- Mức tăng độ màu mỡ của đất và khả năng bảo vệ đất; - Thời hạn hồn vốn đầu tƣ, đƣợc xác định theo cơng thức:

2 1

K T=

d -d (4.25)

Trong đó: T: thời hạn hoàn vốn (năm);

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 103)