Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 126 - 129)

5.3.1. Căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đấtquốc gia

5.3.1.1. Khái niệm

Theo luật quy hoạch 2017: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phƣơng trên cơ sở tiềm năng đất đaị

5.3.1.2 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

ạ Theo Luật quy hoạch 2017: Căn cứ chung để lập quy hoạch bao gồm:

1- Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;

2- Quy hoạch cao hơn; 3- Quy hoạch thời kỳ trƣớc.

b. Theo Luật Đất đai 2013: Các căn cứ lập QHSDĐ quốc gia đƣợc nêu một cách chi tiết, cụ

thể hơn, bao gồm:

1- Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội; chiến lƣợc, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

3- Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trƣớc;

4- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

5- Tiến bộ khoa học và cơng nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

5.3.1.3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia

ạ Các yêu cầu về nội dung quy hoạch

Luật quy hoạch 2017 nêu các yêu cầu về nội dung quy hoạch là:

1. Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên tồn bộ khơng gian lãnh thổ quốc gia, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ mơi trƣờng, phịng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tƣơng laị

2. Việc phân bố phát triển khơng gian trong q trình lập quy hoạch phải bảo đảm thống nhất giữa kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ hệ sinh tháị

3. Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nƣớc, giữa các địa phƣơng trong vùng và khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng gắn với tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Bảo đảm sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trƣờng trong q trình lập quy hoạch.

5. Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế - xã hội, môi trƣờng gây ra đối với sinh kế của cộng đồng, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Quá trình lập quy hoạch phải đƣợc kết hợp với các chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững của ngƣời dân trong khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.

6. Bảo đảm kết hợp hài hịa giữa lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của các vùng, các địa phƣơng.

7. Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch.

8. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nƣớc.

9. Nội dung của từng loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau và đƣợc thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.

b. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo Luật quy hoạch 2017

Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trƣờng, phịng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

- Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất;

- Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ mới;

- Định hƣớng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng; - Định hƣớng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp; - Xác định không gian đất chƣa sử dụng;

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

c. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia theo Luật Đất đai 2013 bao gồm:

1. Định hƣớng sử dụng đất 10 năm;

2. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm đất chƣa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất, gồm: đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nƣớc, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phịng, đất an ninh, đất khu cơng nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đơ thị và đất bãi thải, xử lý chất thải;

3. Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến các vùng kinh tế - xã hội và đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh;

4. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội; 5. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

5.3.2. Căn cứ, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia

5.3.2.1. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

Theo Luật Đất đai 2013, căn cứ lập KHSDĐ quốc gia bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nƣớc; c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ trƣớc;

đ) Khả năng đầu tƣ, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5.3.2.2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

Theo Luật Đất đai 2013, nội dung lập KHSDĐ quốc gia bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trƣớc; b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;

c) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội;

d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất ĐH Lâm Nghiệp (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)