Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc về quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 28 - 32)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc về quan hệ lao động

Về các khái niệm, bản chất, nội dung của quan hệ lao động

- Nghiên cứu vềkhái niệm của quan hệ lao động

Trong hoạt động sản xuất của DN, QHLĐ là một nội dung quan trọng đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển; được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết TCLĐ và đình cơng. Với các nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển như Việt Nam thì QHLĐ trong DN là vấn đề quan trọng, đang từng bước được hoàn thiện. Nghiên cứu về QHLĐ trong DN là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như nước ta hiện nay.

chủ trương Đổi mới như: luận án “Đổi mới QHLĐ trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường Việt Nam” của Lê Văn Minh (1994), luận án “Hoàn thiện QHLĐ trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Quân (1995). Tuy nhiên, phải đến năm 2002 vấn đề QHLĐ trong nền kinh tế thị trường mới thực sự được các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý quan tâm. Đó là lúc các cuộc đình cơng tự phát của cơng nhân xuất phát từ một số khu cơng nghiệp (KCN) phía Nam và bắt đầu lan rộng. Các cơng trình nghiên cứu từ thời kỳ này đã bắt đầu có cách tiếp cận mới về QHLĐ.

Năm 2008, “Giáo trình QHLĐ” của Nguyễn Tiệp là giáo trình đầu tiên được biên soạn và giảng dạy cho bậc đại học ở Việt Nam.

Theo Bộ Luật lao động (BLLĐ) 2012, cũng đã đề cập đến QHLĐ là những phát sinh quan hệ xã hội trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ. QHLĐ do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan nhà nước.

Một nghiên cứu rất đáng chú ý trong thời gian gần đây, đó là cuốn “Báo cáo QHLĐ ở Việt Nam 2017” (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-MOLISA, ILO, 2018), trong đó đã nêu khái niệm: “QHLĐ là quan hệ giữa NLĐ, tập thể NLĐ với NSDLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết TCLĐ, vai trò của các bên trong QHLĐ”.

Dù cách tiếp cận của các nhà khoa học khơng hồn tồn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra rằng trong QHLĐ có quan hệ xã hội.

Sau khi nghiên cứu, tham khảo một số nhà khoa học, chuyên gia như tác giả David Macdonald and Caroline Vardenabeele (1996), Loic Candin và (MOLISA, ILO, 2018) đã được trình bày, NCS đưa ra khái niệm về QHLĐ tại DN như sau:

QHLĐ là mối quan hệ giữa NLĐ và tập thể NLĐ với NSDLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ được xác lập trong quá trình lao động trên cơ sở pháp luật lao động hiện hành và thông qua việc tiến hành thỏa thuận, thương lượng theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau để thực

hiện đầy đủ những điều các bên đã cam kết.

- Nghiên cứu vềbản chất của quan hệ lao động

QHLĐ là mối quan hệ đặc biệt vì có nội hàm rộng. Mối quan hệ như vậy vừa mang bản chất kinh tế, vừa mang bản chất xã hội, vừa bị chi phối bởi luật pháp. Vì vậy khoa học về QHLĐ nằm trong vùng giao nhau giữa nhiều môn khoa học như: kinh tế, xã hội, tâm lý, luật pháp và chính trị.

Trong một DN, QHLĐ sự là tổng hòa các mối quan hệ giữa NLĐ với NSDLĐ. Mối quan hệ này thường xoay quanh các điều kiện liên quan đến lao động như: tiền lương, tiền công, tiền thưởng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm thêm giờ và các điều kiện vệ sinh an toàn lao động tại nơi làm việc…

QHLĐ thể hiện sự tương tác giữa các bên tham gia trong quá trình lao động như: NLĐ (hay đại diện NLĐ) và NSDLĐ (hay đại diện NSDLĐ) về QHLĐ ở cấp DN hoặc cấp ngành; với mục đích bảo đảm hài hịa lợi ích của các bên, cịn gọi là quan hệ hai bên. Để vận hành quan hệ hai bên ở cấp DN hoặc cấp ngành đượng thông qua cơ chế hai bên.

Các chủ thể QHLĐ tương tác thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ. Trong đó có cơ chế hai bên (NLĐ, đại diện của NLĐ với NSDLĐ; đại diện của NLĐ với đại diện NSDLĐ) và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện NSDLĐ - đại diện của NLĐ).

Cơ chế ba bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ, trong đó Chính phủ có vai trị chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về QHLĐ; đối thoại để giải quyết những vướng mắc cũng như hỗ trợ các bên trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, xây dựng QHLĐ hài hịa. Cơ chế ba bên được hình thành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ chế hai bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ với NSDLĐ động trong phạm vi DN hoặc giữa tổ chức đại diện của NLĐ với tổ chức đại diện của NSDLĐ trong phạm vi ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định tiến bộ.

Trong số các nghiên cứu về QHLĐ cịn có giáo trình “Xây dựng QHLĐ hài hòa ổn định, tiến bộ trong DN ở Việt Nam” của trường Đại học Cơng đồn (2011). Xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN chính là điểm căn bản để đảm bảo lợi ích hợp pháp giữa chủ thể tham gia trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề, địi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung và đồng bộ trong việc hoàn thiện từ hệ thống pháp luật đến việc kiện toàn và đẩy mạnh sự hỗ trợ của các thiết chế và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bên.

Nghiên cứu về các nội dung cụ thể của quan hệ lao động

Các mối quan hệ qua lại giữa các bên tham gia QHLĐ được thể hiện rõ thông qua nội dung QHLĐ. Trong phạm vi luận án nghiên cứu QHLĐ qua việc giao kết và thực hiện HĐLĐ; thương lượng, ký kết và đăng ký thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT); Điển hình là luận án “Một số vấn đề về QHLĐ tại các DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngồi” của Vũ Việt Hằng (2004), “Đình cơng và QHLĐ ở Việt Nam” của Chang – Hee – Lee và Simon Clarke; Lê Mạnh Hà (2008) với bài viết “Đình cơng và QHLĐ ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”; Nguyễn An Ninh (2008) có tác phẩm “Xu hướng cơng nhân hóa ở nước ta hiện nay”; Đặng Quang Định (2010) nghiên cứu về lợi ích kinh tế giữa cơng nhân và nơng dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay; tác giả Lê Thanh Hà (2012) nghiên cứu“QHLĐ trong các DN có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam và vai trị của CĐCS”; Lê Thị Mai (2017) cũng đã nghiên cứu“Xung đột và giải pháp giảm thiểu xung đột trong QHLĐ tại DN ở Việt Nam” - tác giả cho rằng một trong những yếu tố quyết định sự thành công tại DN là giải quyết tốt mối QHLĐ....

Theo Nguyễn Tiệp, trường Đại học Lao động xã hội cho rằng: “QHLĐ là hệ thống các mối quan hệ giữa các cá nhân hay tổ chức đại diện của NLĐ với các cá nhân hay tổ chức đại diện của NSDLĐ hoặc giữa các tổ chức đại diện của họ với Nhà nước và các chủ thể khác. Những mối quan hệ này diễn ra xoay quanh quá trình thuê mướn lao động nhằm đảm bảo sự hài hồ và ổn định về lợi ích của các bên liên quan” [85].

Theo nghiên cứu của MOLISA-ILO (2018), nội dung QHLĐ bao gồm quan hệ về việc làm, tiền lương, ĐKLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội (BHXH), kỷ luật lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp

lao động (GQTCLĐ)...

Trong giai đoạn này, nhiều đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ, các dự án liên quan đến QHLĐ và đối thoại xã hội (ĐTXH) đã được thực hiện và từng bước thay đổi trong nhận thức của các bên về QHLĐ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các cơng trình này lại chú trọng quá nhiều vào các tiêu chuẩn lao động cụ thể, chưa nghiên cứu sâu về năng lực, thái độ giữa các chủ thể và càng chưa phân tích kỹ cơ chế tương tác giữa các bên trong QHLĐ ở DN và đặc biệt là đối với các DN có vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, có rất nhiều các hướng nghiên cứu xoay quanh QHLĐ được đề cập đến.

- Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lao động

Bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đề về khái niệm, bản chất, nội dung của QHLĐ cịn có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ.

Hiện nay các nghiên cứu về vấn đề này cịn rải rác, nhưng có thể nêu một số nghiên cứu của Trần Văn Hoan và Nguyễn Bá Ngọc đã phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ. Tuy nhiên về các nhân tố này được khái quát hơn trong báo cáo của MOLISA-ILO (2018), bao gồm các nhân tố về phát triển kinh tế (kinh tế thị trường, đầu tư nước ngồi, phát triển TTLĐ...); q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ở Việt Nam, chất lượng NNL; năng lực cạnh tranh của các DN...

Một nghiên cứu khác QHLĐ trong bối cảnh Hội nhập của Đặng Thị Hải Hà (2019) “Vấn đề kinh tế hơn là xã hội” đã chỉ ra việc Việt Nam tham gia vào các FTA, nhất là các hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA... tác động không nhỏ đến QHLĐ ở Việt Nam nhưng chưa được nghiên cứu thấu đáo như vấn đề đại diện NLĐ ở cơ sở, thỏa ước lao động tập thể, đối thoại...Tác giả đã chỉ ra, khi ký kết các FTA, sẽ tác động rất lớn đến những vấn đề cốt lõi trong QHLĐ như vấn đề thương lượng tập thể; vấn đề giải quyết TCLĐ, vấn đề thanh tra lao động, vấn đề tổ chức đại diện của NLĐ...

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 28 - 32)