Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lao độngtrong doanh nghiệpsản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 61 - 65)

6. Cấu trúc của luận án

2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lao độngtrong doanh nghiệpsản xuất

2.5.1. Các nhân tố bên trongdoanh nghiệp

- Quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất của doanh nghiệp

Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong sản xuất. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến QHLĐ ở ba hình thức: Sở

hữu Nhà nước, NLĐ tham gia sở hữu một phần tài sản của DN và NLĐ là những người làm thuê thuần tuý cho chủ DN là những cá nhân khác (trong đó có loại hình DN FDI).

Đối với các DN FDI, chủ sở hữu DN là người nước ngồi. Do vậy, văn hóa nước đầu tư, phẩm chất lãnh đạo người nước ngồi có ảnh hưởng rất lớn đến QHLĐ, nhất là vấn đề quan hệ với NLĐ. Điều này ảnh hưởng đến vai trò và hoạt động của tổ chức cơng đồn, người đại diện quyền lợi cho NLĐ trong DN.

- Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược SXKD quyết định chiến lược sử dụng con người của DN đó. Các nhà đầu tư nước ngồi ln có chiến lược rất rõ ràng. Trước khi đầu tư ra nước ngoài họ hiểu rõ môi trường kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực và văn hóa của nước sở tại để quyết định chiến lược kinh doanh. Nếu nước sở tại có mơi trường kinh doanh tốt, có NNL chất lượng cao hoặc phù hợp, có tiềm năng phát triển thì nhà đầu tư sẽ định hướng đầu đầu tư dài hạn. Ngược lại, họ chỉ đầu tư ở mức độ nhất định cả về vốn, công nghệ và tầm hoạt động. Điều này ảnh hưởng đến các quyết sách kinh doanh và ảnh hưởng đến QHLĐ trong DN (vấn đề tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ lao động…).

- Văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa DN là một trong những chỉ báo phản ánh các quan hệ trong bất kỳ DN nào, là một trong những nhận biết về DN. Các DN thường xây dựng những nét văn hóa riêng, tạo ra sự khác biệt giữa các DN. Đối với các DN FDI, bên cạnh những nét chung về môi trường làm việc, đặc trưng quản trị thì văn hóa DN cịn mang những nét văn hóa của nhà đầu tư. Với các DN Nhật Bản thì yếu tố văn hóa được thể hiện qua việc: Luôn tôn trọng đối tác, học tập suốt đời, tham khảo những người đi trước, nâng cao tinh thần làm việc hiệu quả, đam mê cơng việc. Việc duy trì văn hóa này đã làm hài hồ QHLĐ trong DN.

- Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp

Trình độ cơng nghệ phản ánh tiềm lực của nhà đầu tư, đồng thời gắn liền với yêu cầu về chất lượng NNL và quản trị DN. Trình độ sử dụng cơng nghệ thấp hoặc trung bình cũng đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều lao động, năng suất lao động khơng cao. Ngược lại, ở những DN có trình độ cơng nghệ cao, địi hỏi chất

lượng NNL cao và trình độ quản trị của các nhà quản trị từ bậc thấp cho đến bậc cao đều phải đáp ứng. Điều này sẽ ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến các QHLĐ, nhất là quan hệ giữa chủ và thợ, giữa các nhà quản lý và công nhân.

Sản xuất ơ tơ là lĩnh vực địi hỏi việc ứng dụng khoa công nghệ kỹ thuật cao. Một chiếc ô tô là sự kết hợp của rất nhiều chi tiết các loại, không giống nhau. Mỗi chi tiết đều phải đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật và được chế tạo theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. Khi nền công nghiệp ô tô ngày càng phát triển thì sẽ phải sản xuất ngày càng nhiều chi tiết vượt quá khả năng xử lý của con người, yêu cầu phải có sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật cao. Máy móc kỹ thuật càng hiện đại thì sẽ càng giảm bớt sự nặng nhọc và nguy hiểm nhưng điều quan trọng là dưới sự điều khiển của con người, những máy móc hiện đại có thể chế tạo và lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm cuối cùng với độ chính xác cao nhất.

- Nhận thức của ngƣời lao động trong doanh nghiệp

QHLĐ trong DN thực chất là quan hệ giữa người với người. Vì vậy, bên cạnh tầm và tâm của NSDLĐ, địi hỏi NLĐ cũng phải có những nhận thức đúng và đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình ở từng vị trí việc làm nói riêng và trách nhiệm đối với DN nói chung. Nếu cả hai phía có nhận thức đúng và đủ về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ thì QHLĐ trong DN sẽ hài hịa

2.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Có rất nhiều nhân tố bên ngồi (vĩ mơ và vi mơ) tác động đến QHLĐ của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, một số nhân tố có tác động trực tiếp và ảnh hưởng mạnh đến QHLĐ tại DN có vốn đầu tư nước ngồi nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng phải kể đến đó là:

- Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị quyết định thái độ của Nhà nước đối với mỗi bên trong QHLĐ. Đảng cầm quyền khi can thiệp vào QHLĐ thường hành xử thiên vị để có lợi hơn cho nhóm người ủng hộ mình. Tuy nhiên, sự thiên vị này phải nằm trong khuôn khổ luật pháp và đảm bảo sự phát triển ổn định của quốc gia.

QHLĐ cũng ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị do NLĐ và NSDLĐ là nhóm người có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, các bên trong

QHLĐ có thể bị lợi dụng vì mục đích chính trị, các vấn đề của QHLĐ có thể trở thành chủ đề bàn cãi của các đảng phái chính trị. Mặc dù vậy, sự ổn định về chính trị ln là cơ sở cho sự ổn định QHLĐ.

- Phát triển và độ mở của nền kinh tế

Trình độ phát triển đất nước ở mỗi giai đoạn gắn với trình độ quản lý đất nước nói chung và quản trị của từng DN nói riêng. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi nước có cơ chế điều hành nền kinh tế khác nhau, ảnh hưởng tới sự phát triển DN cũng như ảnh hưởng tới QHLĐ trong DN, nhất là mối quan hệ chủ - thợ. Đối với các DN FDI trình độ phát triển của quốc gia sở tại tác động đến nhà đầu tư rất nhiều, bao gồm cả niềm tin và vốn đầu tư, trình độ cơng nghệ. Nếu quốc gia có chính sách đầu tư tốt, mơi trường đầu tư thuận lợi, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư lâu dài tại nước sở tại với cơng nghệ tiên tiến, qua đó tăng nguồn thu quốc gia và tạo cơng ăn việc làm cho NLĐ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng NNL của nước sở tại.

Tính mở của nền kinh tế tác động rất lớn đến chiến lược đầu tư của các DN FDI và vì vậy, sự phát triển và độ mở của nền kinh tế sẽ tác động đến những mối QHLĐ trong DN.

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới tồn bộ q trình sản xuất và trong đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. CMCN 4.0 làm thay đổi cơ cấu sản xuất, quy trình sản xuất, quản trị DN và sử dụng lao động. Điều này làm thay đổi cấu trúc cũng như các hình thái của QHLĐ trong DN. Những vấn đề về quản lý lao động trong môi trường 4.0 sẽ dựa trên các ứng dụng CNTT. Nếu như trước đây tiếp xúc, đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ chủ yếu là trực tiếp thì nay, với sự ứng dụng CNTT các hình thức tiếp xúc sẽ đa dạng hơn, linh hoạt hơn. CMCN 4.0 cũng sẽ tác động đến từng NLĐ trong DN, họ có thể sẽ bị cạnh tranh với những máy móc, thiết bị tiên tiến, với các robot cơng nghiệp. Điều này đòi hỏi NLĐ phải thường xuyên nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nếu khơng sẽ bị máy móc thay thế. Các nhà kinh tế dự báo, CMCN4.0 sẽ làm cho quy mô và cơ cấu lao động trong DN thay đổi. Một bộ phận NLĐ không đáp ứng được yêu cầu mới, sẽ bị sa thải, bị mất việc, bị điều chuyển sang vị trí việc

làm mới. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ QHLĐ trong DN.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 61 - 65)