Một số nguyên tắc cần quán triệt thực hiện trong quan hệ lao động nền

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 68 - 70)

6. Cấu trúc của luận án

2.7. Một số nguyên tắc cần quán triệt thực hiện trong quan hệ lao động nền

nền kinh tế thị trƣờng

2.7.1. Nguyên tắc hợp tác trong quan hệ lao động

Trong QHLĐ hợp tác là nguyên tắc thể hiện sức mạnh hội tụ và khả năng phát huy của các cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Khi sự hợp tác được phát huy, hiệu quả SXKD sẽ tăng. DN có thêm sức mạnh để vượt qua những thách thức, khó khăn. Điều này mang lại lợi ích cho các bên khi tham gia QHLĐ. Sự hợp tác giữa NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ với NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ được thể hiện trên một số phương diện chủ yếu sau:

- Chia sẻ thông tin và tham ra ý kiến, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trước khi đưa ra quyết định, hai bên có thể chia sẻ thơng tin về kế hoạch sản xuất, cơ cấu tổ chức, về tài chính, thuận lợi, khó khăn...NSDLĐ có thể tham khảo ý kiến NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ cụ thể như thời gian làm việc, nghỉ ngơi, định mức lao động, khen thưởng, kỷ luật…. Tổ chức cơng đồn đại diện NLĐ tổ chức các hoạt động cơng đồn nhằm khích lệ động viên NLĐ để tăng năng suất lao động, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Tạo điều kiện làm việc và phát triển. Điều này thể hiện sự hài hồ về lợi ích của cả NSDLĐ và NLĐ. Cụ thể như:

+ Đối với NSDLĐ tạo điều kiện làm việc được thể hiện là tạo ra môi trường để hoạt động của NLĐ được thuận lợi, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho NLĐ…

+ Đối với NLĐ tạo điều kiện làm việc được thể hiện ở thái độ trách nhiệm cao với công việc, tơn trọng kỷ luật lao động, giữ gìn tài sản của DN, có ý thức tiết kiệm trong sản xuất, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; đưa ra các ý kiến cải tiến kỹ thuật góp phần tiết kiệm chi phí...góp phần tăng lợi nhuận cho DN.

NSDLĐ, NLĐ và tổ chức công đồn thường xun trao đổi các thơng tin để hiểu được những thuận lợi, khó khăn của các bên, để thông cảm, chia sẻ và đưa ra những giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng nỗ lực khắc phục khó khăn.

Đây là nguyên tắc thể hiện sự sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện cho nhau, sự chia sẻ, cảm thơng; sự thiện chí trong thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh. (Đặc biệt là các mâu thuẫn, TCLĐ).

2.7.2. Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ lao động

Đây là nguyên tắc ứng xử giữa các bên tham gia QHLĐ. Các bên tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhau; ghi nhận những ý kiến hợp lý, đúng. Điều quan trọng là thực hiện đúng cam kết những nội dung đã được thỏa thuận.

Sự tôn trọng của các bên trong QHLĐ được biểu hiện thông qua việc các bên ứng xử hàng ngày với nhau có văn hóa, tơn trọng hỗ trợ nhau, biết lắng nghe, chia sẻ công việc và thông tin với nhau về những khó khăn, thuận lợi, những chương trình kế hoạch của các bên, tạo điều kiện cho nhau và cùng bàn bạc quyết định những vấn đề liên quan đến các bên. Thực hiện nghiêm các cam kết về quyền lợi và nghĩa vụ, tự bảo vệ và đấu tranh với những biểu hiện không đúng đắn, trong môi trường làm việc. Thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, đối xử công bằng, và ghi nhận những đóng góp của đối tác. Sự tơn trọng sẽ làm cho các bên cảm thấy thoải mái, thêm tự tin trong cơng việc. Vì vậy tơn trọng sẽ kích thích hoạt động và sức sáng tạo của con người trong q trình sản xuất. Ở đâu có sự tơn trọng, ở đó có cơ sở, điều kiện để xây dựng QHLĐ ổn định, hài hòa và tiến bộ. Đây là một trong những chìa khóa tạo ra sự thành công của DN. Đây được coi như một chuẩn mực văn hóa của QHLĐ tiến bộ.

2.7.3. Nguyên tắc thương lượng trong quan hệ lao động

Mọi vấn đề trong QHLĐ đều được thực hiện thông qua thương lượng giữa các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cơng khai để dẫn đến sự đồng thuận cao. Nguyên tắc thương lượng là đặc trưng quan trọng nhất trong QHLĐ.

Thật vậy, trong QHLĐ, thương lượng có thể diễn ra giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ, hoặc thương lượng tập thể… diễn ra ở cấp DN, cấp ngành, cấp quốc gia. Sản phẩm của thương lượng ở mỗi cấp có thể khác nhau, dưới dạng bản thỏa thuận, thỏa ước lao động tập thể hoặc bản cam kết. Ở cơ sở những vấn đề thường xuyên được giải quyết bằng thương lượng là xây dựng thỏa ước lao động tập thể, điều chỉnh chế độ tiền lương, định mức lao động, thời gian làm việc, giải quyết TCLĐ…

Như vậy thương lượng vừa là sự đấu tranh, vừa là sự hợp tác, nhằm tìm kiếm thỏa thuận chung giữa các bên, để ngăn ngừa và giải quyết mâu thuẫn trong QHLĐ.

Giải quyết vấn đề bằng thương lượng là nguyên tắc quan trọng nhằm giúp các bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giúp các bên cân bằng lợi ích và hạn chế bất hịa, làm lành mạnh hóa QHLĐ, giảm thiểu tối đa những xung đột.

2.8. Đặc điểm quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 68 - 70)