Đặc trưng của quan hệ lao động ở ViệtNam

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 60 - 61)

6. Cấu trúc của luận án

2.4. Mơ hình quan hệ lao độngvà đặc trƣng của quan hệ lao động ở ViệtNam

2.4.2. Đặc trưng của quan hệ lao động ở ViệtNam

Xuất phát từ thực tế mơ hình QHLĐ và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, QHLĐ có những đặc trưng sau:

Một là, các yếu tố hình thành QHLĐ chưa có tính đồng bộ, vẫn bị phân tán và mang tính tự phát. Các yếu tố chủ yếu để QHLĐ thiết lập, vận động và phát triển gồm: chủ thể QHLĐ, cơ chế tương tác giữa các chủ thể trong QHLĐ được pháp luật thừa nhận nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ, cịn nhiều tự phát và bị phân tán, cụ thể như: + Các chủ thể trực tiếp (NLĐ, tập thể NLĐ và NSDLĐ, đại diện NSDLĐ) tham gia QHLĐ nhưng còn nhiều hạn chế trong nhận thức về QHLĐ, chưa xác định đúng vị thế của mình dẫn đến các hành vi xử sự hoặc địi hỏi khơng đúng mức, gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc thậm chí xung đột trong QHLĐ.

+ NLĐ còn hạn chế trong khả năng thực hiện quyền tự thỏa thuận, thương lượng trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc dẫn đến NLĐ luôn ở thế yếu, thiếu sự bảo vệ;

Hai là, QHLĐ ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung lao động và cầu lao động.

Thật vậy, mối quan hệ giữa nguồn cung và cầu sức lao động tác động lớn đếnQHLĐ. Sự mất cân đối về số lượng, chất lượng lao động đã ảnh hưởng lớn đến QHLĐ. Như vậy, NLĐ luôn ở vị thể yếu hơn so với NSDLĐ trong việc thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến QHLĐ.

Ba là, QHLĐ đang trong q trình phân hóa, biến đổi.

vực kinh tế quốc doanh. QHLĐ được thiết lập chủ yếu thông qua chế độ tuyển dụng suốt đời (với sự đảm bảo của nhà nước về quyền lợi, chế độ, việc làm.). Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì QHLĐ thuê mướn trên thị trường lao động và theo HĐLĐ (do hai bên thỏa thuận và chịu sự điều tiết của thị trường) nên khơng thể tránh khỏi có sự hạn chế trong nhận thức về bản chất đích thực của QHLĐ.

Bốn là, QHLĐ nước ta mang đặc điểm chung của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Sự phát triển của TTLĐ nằm trong bối cảnh chung của sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Q trình sử dụng lao động ln liên quan chặt chẽ đến các vấn đề như danh dự, nhân cách của con người, đến việc tổ chức, sắp xếp, quản lý lao động của NSDLĐ. Mặt khác, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, trong bối cảnh mất cân đối về cung cầu lao động, vấn đề việc làm vẫn là mối lo, sự thách thức rất lớn với NLĐ.

Năm là, Cơng đồn Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của NLĐ (đến thời hiểm hiện nay).

Cơng đồn Việt Nam từ khi ra đời, với vai trò tập hợp, giáo dục vận động NLĐ, cùng với nhà nước tham gia QLNN, quản lý xã hội, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, tổ chức cơng đồn vừa thực hiện chức năng tham gia QLNN, quản lý xã hội vừa thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Tuy nhiên đến nay, vẫn tồn tại CĐCS vẫn hoạt động theo phương thức cũ, chậm đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển của QHLĐ. Đội ngũ CBCĐ cơ sở chủ yếu là cán bộ làm công tác chuyên môn và kiêm nhiệm hoạt động cơng đồn, tạo nên vị thế khơng bình đẳng giữa CBCĐ cơ sở với NSDLĐ.

2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp sản xuất ơ tơ có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 60 - 61)