Nhóm giải pháp về phía tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 165 - 166)

6. Cấu trúc của luận án

4.3. Các giải pháp xây dựng quan hệ lao động

4.3.3. Nhóm giải pháp về phía tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động

Đại diện cho NSDLĐ thường là tổ chức nghiệp đoàn của giới chủ sử dụng lao động, được thành lập trong một ngành hay trong phạm vi nghề nghiệp. Nghiệp đồn giới chủ thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho NSDLĐ. Đặc biệt, khi tiến hành ký kết TƯLĐTT buộc phải có hai tổ chức đứng ra đại diện, thực hiện bao gồm: cơng đồn (đại diện choNLĐ) và tổ chức đại diện cho NSDLĐ.

Ở Việt Nam, phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức quốc gia tập hợp các các đại diện chính thức cho cộng đồngDN, NSDLĐ. VCCI có chức năng chính là đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của cộng đồng DN và NSDLĐ ở Việt Nam trong các quan hệ trong và ngoài nước.

Để nâng cao vị thế của các tổ chức đại diện NSDLĐ (VCCI), năng lực bảo vệ NSDLĐ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường sống và làm việc của NLĐ và NSDLĐ tại Việt Nam cần:

Khơng ngừng tăng cường vai trị trong cơ chế 3 bên với tư cách là một đối tác chính; tiếp tục thúc đẩy và phát triển QHLĐ ở Việt Nam thông qua các hoạt động như: tham gia cơ chế 3 bên ở các cấp; tham gia xây dựng pháp luật lao động (trong đó, quan trọng nhất là BLLĐ và Luật cơng đồn), tham gia các thiết chế về lao động (Ủy ban QHLĐ quốc gia, Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng trọng tài lao động, …)

Đồng thời, tăng cường tính đại diện NSDLĐ cấp quốc gia, hiện đang triển khai, hoàn thiện xây dựng hệ thống các tổ chức đại diện NSDLĐ các cấp ở Việt Nam tạo ra các đối tác tham gia ĐTXH 3 bên ở các cấp. Trong công tác này, VCCI đặc biệt chú trọng tới việc thành lập tổ chức đại diện NSDLĐ cấp tỉnh và cấp Ngành.

Thêm vào đó, tiếp tục tích cực trong việc tuyên truyền, vận động NSDLĐ và DN tuân thủ pháp luật, nâng cao đời sống cho NLĐ, nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc của công nhân. Đặc biệt, VCCI ln khuyến khích DN thành lập CĐCS, một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo lập đối thoại hai chiều tại DN, tiến tới hài hòa QHLĐ tại DN.

Trên cơ sở thực tiễn, nhanh chóng đề xuất với Chính phủ có những văn bản pháp lý trao thẩm quyền quyết định, định đoạt và đại diện thực sự cho NSDLĐ trong đối thoại, thương lượng với tổ chức cơng đồn để tiến hành việc ký TƯLĐTT, tham vấn, hịa giải, giải quyết TCLĐ và đình cơng ở DN.

Trước sự biến đổi không ngừng của xã hội, tổ chức đại diện cho NSDLĐ (VCCI, liên minh hợp tác xã) cần có thêm hoạt động thiết thực, nhiều hoạt động cần đổi mới ở cấp quốc gia vào cơ chế ba bên và đồng hành cùng cơ quan có chức năng để tích cực tham gia xây dựng chính sách, cầu nối đầu tư và dịch vụ giúp NSDLĐ và cộng đồng DN.

Bên cạnh các hoạt động của tổ chức VCCI cịn có sự góp mặt của hiệp hội ngành cơng nghiệp ơ tơ, VAMA có vai trị rất to lớn trong việc phát triển công nghiệp Ơ tơ Việt Nam, đồng thời có vai trị thúc đẩy QHLĐ lành mạnh cấp DN.Tuy nhiên, trong thời gian qua Hiệp hội này hoạt động khá mở nhạt, dường như khơng có nhiều tiếng nói trong QHLĐ.Vì vậy, rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMA mà trước hết phải hoàn thiện cơ chế hoạt động và tổ chức hoạt động của tổ chức. Đại diện của Hiệp hội là những chuyên gia giỏi về chuyên môn, nhưng hiểu biết và các kỹ năng cơng đồn, kỹ năng đàm phán còn khá hạn chế. Do đó cần thiết phải có các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về QHLĐ cho đội ngũ của VAMA.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 165 - 166)