Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 135 - 137)

6. Cấu trúc của luận án

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế và xu hƣớng phát triển quan hệ lao động ở

4.1.1. Bối cảnh trong nước

Sau 35 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử. Nhìn chung nền kinh tế vĩ mơ ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế đang từng bước được cải thiện; Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch sang chiều sâu. Nền kinh tế được cải thiện rõ rệt do sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào; độ mở của nền kinh tế đã được nâng lên và đặc biệt đã thu hút được khá lớn vốn đầu tư của nước ngoài. Khu vực tư nhân ngày càng phát triển. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại hạn chế (chất lượng nguồn lao động, thể chế, hạ tầng, …) dẫn đến việc nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng chất lượng thì vẫn cịn thấp; khả năng ứng phó, thích nghi với các nhân tố khách quan còn non yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số vẫn cịn hạn chế. Việc này sẽ là thách thức lớn trong mục tiêu xây dựng đất nước trở thành nước cơng nghiệp hố hiện đại.

Hiện nay, quy mô dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người, với cơ cấu dân số vàng khoảng 56 triệu người đang tham gia TTLĐ, đây được coi là động lực cho phát triển kinh tế những năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ NLĐ đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ, cấp bằng chỉ đạt khoảng 24,5%; phần lớn lực lượng lao động hiện chưa có bằng cấp do đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động bị lạc hậu do ảnh hưởng của Cuộc CMCN 4.0 để tạo động lực bứt phá cho nền kinh tế. Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn chưa cải thiện được so với những nước khác trong cùng khu vực. So sánh năng suất lao động năm 2018, Việt Nam chỉ bằng 1/30 lần so với Singapore, bằng 29% so với Thái Lan, bằng 13% so với

Malaysia và bằng 44% so với Philippines.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 với yêu cầu đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm), tạo cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch cho phát triển đất nước.

Sự phát triển kinh tế trong giai đoạn có nhiều thay đổi, chuyển từ tăng trường kinh tế theo CMCN 4.0 tự động hóa được triển khai, có những vị trí cơng việc, robot sẽ thay thế phần lớn người NLĐ giản đơn (ngành may mặc, lắp ráp linh kiện …). Theo dự báo của ILO trong thập niên tới, máy móc tự động sẽ thay thế khoảng 86% lao động ngành dệt may và 75% lao động ngành điện tử. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi chuyển từ tăng trường kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu và việc hội nhập sâu rộng thông qua việc ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới thay thế lao động trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, sự xuất hiện những ngành nghề mới phù hợp đồng thời nhiều ngành nghề cũng biến mất đòi hỏi cần nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lực lượng lao động góp phần chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động theo kịp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, với mục tiêu là: xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành đơn vị cấp các linh kiện, phụ tùng phục vụ chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô trong nước và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dịng xe thân thiện mơi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...).Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô, các DN công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chun mơn hố... Với

chiến lược này, các DN ô tô có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó có Nhật Bản sẽ có cơ hội phát triển, nhưng đồng thời sẽ phát sinh những vấn đề mới trong QHLĐ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 135 - 137)