Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 34 - 35)

6. Cấu trúc của luận án

1.4. Kinh nghiệm một số nƣớc trong việc xây dựng quan hệ lao động

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có thể chế chính trị, kinh tế và xã hội khá tương đồng với Việt Nam. Chính sách cải cách kinh tế và mở cửa đã đưa đến kết quả là sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong những năm 1990, Trung Quốc thực hiện chính sách sắp xếp lại các DN quốc doanh trên diện rộng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ với những dự án FDI lớn. Kèm theo đó là sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội gia tăng đến mức nguy hiểm (chỉ số GINI là 0,46). Sự bùng nổ xung đột trong QHLĐ vì vậy cũng tăng nhanh chóng từ 40.000 cuộc đình cơng năm 1995 đến 310.000 cuộc năm 2005.Tình trạng này buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đề ra chủ trương xây dựng một xã hội hài hoà.

Năm 1998, Tổng công hội Trung Quốc (ACFTU) thông qua nghị quyết mới để động viên toàn thể tổ chức tham gia đợt vận động dưới khẩu hiệu " Bất cứ ở đâu có NLĐ, ở đó phải có cơng đồn". Được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ đợt vận động đã làm đổi chiều xu hướng sụt giảm cơng đồn. Năm 2003, ACFTU bắt đầu đợt vận động thành lập công đồn cho đối tượng là lao động nơng thơn di cư thì số đồn viên cơng đồn tăng đột biến.

Luật cơng đồn được sửa đổi năm 2001 đã tạo ra đột phá trong việc đa dạng hố các hình thức cơng đồn. Ngồi cơng đồn DN, hình thức khác là cơng đồn đường phố (Jiedao gonghui), cơng đồn chung, cơng đồn liên kết nhóm DN (lianhe gonhui). Sự đa dạng hố các hình thức cơng đồn này đã mở ra nhiều cơ hội

(DNNVV) và thậm chí khu vực kinh tế phi chính thức.

Để phát triển mạng lưới cơng đồn rộng rãi, ACFTU đã thực hiện chính sách vận động quyết liệt từ dưới lên thay vì tiếp cận từ trên xuống. Tức là thay vì đề nghị NSDLĐ cho phép thành lập cơng đồn trong DN ACFTU huy động mọi nguồn lực trực tiếp tiếp cận các công nhân cốt cán và thuyết phục họ đứng ra thành lập. Chiến thuật đó thậm chí đã giúp ACFTU thành lập được tổ chức cơng đồn tại tập đồn đa quốc gia Wal-Mart vốn rất nổi tiếng với Chính sách phi cơng đồn.

Mặc dù ACFTU bắt đầu đợt vận động về thương lượng lao động tập thể (TLLĐTT) ngay sau khi Luật lao động có hiệu lực năm 1995 (cùng thời điểm với Việt Nam), TLLĐTT chỉ thực sự lan toả rộng từ năm 2001. Cũng giống như Việt Nam, lúc đầu các TƯLĐTT chủ yếu là nhắc lại những điều khoản trong luật. Tuy vậy, khi ACFTU chuyển hướng thúc đẩy từ việc ký TƯLĐTT nói chung sang thoả ước về tiền lương thì các quá trình thương lượng trở lên thực chất hơn. Từ đó, ACFTU thực hiện chủ trương đa dạng hoá các thoả ước tập thể ở các cấp khác nhau. Nghĩa là không quy định chung một dạng TƯLĐTT mà để cho các tập thể NLĐ, NSDLĐ tự do lựa chọn nội dung và phạm vi thương lượng. Kết quả là: năm 2006 có 1,5 triệu DN và 112 triệu NLĐ tham gia vào thoả ước tập thể; 37 triệu NLĐ tham gia vào các thoả thuận riêng về tiền lương; 42 triệu NLĐ tham gia vào các thoả ước cấp ngành và cấp vùng.

Việc thiết lập cơ chế tham vấn ba bên vào tháng 8 năm 2001 là một kinh nghiệm lớn của Trung Quốc. Sau khi thành lập ở cấp quốc gia, cơ chế tham vấn ba bên được thành lập xuống dưới các tỉnh, thành phố thậm chí xuống tới cấp quận/huyện. Hệ thống này đã trở thành một phương tiện cho cơng đồn dựa vào để nhân rộng việc thực hành TLLĐTT cũng như để giám sát việc thực thi pháp luật. Ở nhiều thành phố, phó chủ tịch thành phố được cử làm trưởng nhóm cơng tác ba bên về khuyến trợ đàm phán tiền lương, đảm bảo ký HĐLĐ và hỗ trợ các phong trào thành lập cơng đồn.

Đối với tiền lương tối thiểu, Trung Quốc đã phân cấp cho các địa phương xác định mức lương tối thiểu và thực hiện chính sách hướng dẫn về tiền lương.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 34 - 35)