Cơ chế vận hành của quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 65 - 68)

6. Cấu trúc của luận án

2.6. Cơ chế vận hành của quan hệ lao động

2.6.1. Cơ chế vận hành của quan hệ lao động

Năm 1997, theo Tài liệu Dự án VIE/97/003“tăng cường năng lực quản lí lao động để thực hiện có hiệu quả BLLĐ ở Việt Nam” William Simpson cũng đề cập tới việc còn thiếu cơ chế đối thoại và thương thượng tập thể trong các DN ở Việt Nam. Các quan hệ xã hội trong DN chủ yếu dựa trên các vị thế xã hội của NSDLĐ và NLĐ, thiếu dân chủ và khó kiểm sốt [97].

Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Công Trứ về Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường lại cho rằng: bằng việc kí kết các HĐLĐ cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ hình thành nên QHLĐ cá nhân - hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành. Ở tầm quốc gia, đại diện của tổ chức này cùng với đại diện của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và khuôn khổ của quan hệ này hình thành một QHLĐ mang tính pháp lí quốc tế.

Phải đến năm 2002, vấn đề QHLĐ trong nền kinh tế thị trường mới thực sự được các nhà nghiên cứu và quản lý trong nước quan tâm.

Các cơ chế QHLĐ được quan tâm hơn thông qua các tiêu chuẩn lao động, thông qua một số các bài báo, luận án nghiên cứu. Cùng thời gian này, nhiều đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ, các dự án về đối thoại xã hội và QHLĐ được triển khai mạnh mẽ và kết quả là nhận thức của các bên về QHLĐ đã chuyển biến tích cực trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu QHLĐ, cơ chế hoạt động là việc làm có ý nghĩa về khoa học và rất quan trọng khi áp dụng trong thực tiễn.

Trong mối QHLĐ trước đây đã từng hoạt động theo cơ chế hai bên: NSDLĐ và NLĐ chưa có sự can thiệp của Nhà nước và thường là sự yếu thế thiệt thòi dồn về NLĐ.

Như vậy, cơ chế hai bên là cách thức tương tác trực tiếp, cụ thể giữa NLĐ và NSDLĐ, nhằm mục tiêu cân bằng mối quan hệ lợi ích của NLĐ và NSDLĐ.

Tuy nhiên khi có sự tác động của nền kinh tế thị trường đặc biệt ở thế kỷ 20, 21 để đảm bảo cho sự ổn định xã hội lâu dài, Nhà nước thấy cần phải can thiệp vào

mối quan hệ này như: điều tiết mức tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc tối đa trong một ngày, một tuần, quy định tỷ lệ phân phối lợi nhuận… thì quan hệ ba bên xuất hiện. Quan hệ này được vận hành thông qua cơ chế “ba bên” trong QHLĐ được hình thành (Chính phủ - NSDLĐ - NLĐ) để phù hợp với sự phát triển của QHLĐ.

Cơ chế “ba bên” trong QHLĐ thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng, ban hành, giám sát luật lệ QHLĐ, xử lý các TCLĐ, NSDLĐ và NLĐ có đại diện tham gia, xây dựng, chấp hành, giám sát luật lệ lao động, tham gia xử lý TCLĐ.

Cơ chế “ba bên” được vận hành trong quan hệ ba bên – hoạt động rất quan trọng, liên quan đến giải quyết TCLĐ và đình cơng thơng qua thiết chế phán xử như hịa giải, trọng tài, tòa án lao động. Các thiết chế này hoạt động có hiệu quả khi tuân thủ đúng cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường. Do đó, cơ chế ba bên có vai trị thúc đẩy các thiết chế phán xử, phát huy tích cực trong thực tế. Thơng qua sự vận hành của cơ chế ba bên là cách thức, công cụ và biện pháp quan trọng tiếp cận các vấn đề QHLĐ tập trung vào mối quan hệ tương tác tay ba tích cực và hiệu quả giữa chính phủ, NSDLĐ (đại diện NSDLĐ) và NLĐ (đại diện NLĐ: tổ chức cơng đồn), là các chủ thể chính trong QHLĐ (chủ thể quan hệ ba bên trong QHLĐ), nhằm bảo đảm hài hịa lợi ích các bên, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội trong kinh tế thị trường.

2.6.2. Mối quan hệ của Cơ chế 3 bên trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường nguồn nhân lực cũng được trao đổi trên TTLĐ và được tính tốn vì nó là đầu vào, là chi phí sản xuất. Nhà sản xuất hay NSDLĐ phải tìm kiếm trên thị trường loại lao động phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất để sử dụng.

Trong hai thập kỷ vừa qua, sau khi gia nhập ASEAN và gần đây nhất là sự gia nhập Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (CTTPP), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục, tình hình chính trị, xã hội trong nước ổn định. Đồng thời vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng được hình thành và từng bước vận hành theo cơ chế điều tiết của quan hệ cung – cầu của nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của TTLĐ cùng với việc điều chỉnh hệ thống pháp luật lao động và sự hình thành của các thiết chế đã tạo ra những thay đổi căn bản trong mối QHLĐ tại DN,

theo đó trách nhiệm NSDLĐ và NLĐ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên và dưới sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật lao động. Cơ chế ba bên trong QHLĐ ở Việt Nam trong những năm qua đang được triển khai ở các cấp.

Sự xuất hiện của cơ chế mới đã tạo thế cân bằng, sự gắn kết một cách tương đối quyền lợi và trách nhiệm không chỉ của NSDLĐ, NLĐ mà cịn của cả Chính phủ trong việc điều hồ mối quan hệ chung. Nếu khơng có sự thống nhất giữa ba bên thì các bên cịn lại đều phải nhập cuộc ngồi vào đàm phán và tiến hành thỏa hiệp. Có thể nói trong q trình lao động sản xuất, các chủ thể kinh tế có sử dụng lao động đã làm xuất hiện mối quan hệ “3 bên”. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ này càng chặt chẽ.

Ở nước ta, các vấn đề về lao động, về sử dụng và quản lý lao động; quy định quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện cho QHLĐ được hài hịa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của NLĐ, NSDLĐ, nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động... đã được Đảng thể chế hóa thơng qua đường lối đổi mới; được cụ thể hóa trong các quy định tại Hiến pháp và BLLĐ.

Cơ chế ba bên là một cơ chế xã hội trong đó tồn tại một hệ thống chủ thể bao gồm: NLĐ - NSDLĐ - Chính phủ với mục tiêu tìm ra các giải pháp tốt nhất, có lợi nhất trong QHLĐ.

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường ĐTXH để hướng tới mục tiêu căn bản là xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ ở DN. Đồng thời góp phần điều hịa mâu thuẫn, giải quyết TCLĐ và đình cơng. Cơ chế “3 bên” đã và đang tồn tại như một hiện tượng phổ biến và có tính khách quan, nó đánh dấu sự phát triển của xã hội công nghiệp. Ở nước ta, cơ chế “3 bên” đang dần được hồn thiện phù hợp với thơng lệ quốc tế và yêu cầu tất yếu của nền kinh kế thị trường.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của cơ chế ba bên, NLĐ không phải chỉ là cá nhân hay tập thể NLĐ cụ thể; mà ở đây nói đến tổ chức Cơng đồn. Tổ chức cơng đồn được pháp luật thừa nhận với chức năng chính là đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ. Tổ chức cơng đồn (CĐCS) có vai trò rất quan trọng trong QHLĐ ở cấp DN, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

NLĐ; đồng thời cùng với NSDLĐ tìm ra “tiếng nói chung” để xây dựng mối QHLĐ hài hòa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 65 - 68)