A. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thị trƣờng sữa bột Việt Nam
2.1.1 Tổng quan thị trƣờng (http://vneconomy.vn/2009070705267582P0C19/nghich-ly-thi-truong-sua- viet-nam.htm; http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/24776/; http://vovnews.vn/Home/Bai-1-Gia-sua-bot-nhap-ngoai-tai-Viet-Nam-dat- nhat-the-gioi/20106/147309.vov; http://vietnamnet.vn/psks/201005/Loi-nhuan- kech-xu-tu-kinh-doanh-sua-vao-tay-ai-912104/;...)
Báo cáo rà soát thị trƣờng sữa 2009 của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thƣơng) cho thấy mức độ tích tụ thị trƣờng trên thị trƣờng sữa bột Việt Nam là tƣơng đối cao, thậm chí đối với thị trƣờng các sản phẩm có công thức đặc biệt, chỉ số tập trung của thị trƣờng đã đƣợc tính toán là cao gấp 4 lần ngƣỡng để xác định vị trí thống lĩnh của một thƣơng hiệu nào đó.
Điều này đã thể hiện rõ ràng qua tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần trên thị trƣờng sữa bột Việt Nam của các hãng: Abbott: 37,9%; Friesland Campina: 16,5%; Dumex:
8,1%; Nestle: 4,2% và Mead Johnson: 4,1%. Hiện nay, cả nƣớc có khoảng trên 200 doanh nghiệp nhập khẩu sữa nhƣng thực tế chỉ có khoảng 4 đến 5 nhãn hiệu thâu tóm từ 80% đến 90% tổng sản lƣợng bán ra trên thị trƣờng.
– Giá sữa nhập khẩu ở Việt Nam cao ngất ngƣởng so với nhiều nƣớc có thị trƣờng sữa phát triển nhƣ Mỹ, các nƣớc EU, là bởi Việt Nam hiện đang thiếu “trọng tài” giám sát thị trƣờng sữa.
– Một hộp sữa ngoại có giá bằng 4 hộp sữa nội.
– Thực ra rất khó để so sánh giá giữa các loại sữa với nhau vì chúng không dựa trên cùng một công nghệ sản xuất cũng nhƣ thành phần chế biến.
Thống kê của dự án sữa Việt - Bỉ, một dự án do Bỉ tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để phát triển công nghiệp sữa, bình quân tiêu thụ sữa đầu ngƣời hàng năm ở Việt Nam hiện nay chỉ có 9 kg, trong khi Thái Lan tới 25 kg, Pháp 130 kg còn Úc tới 320 kg.
Việt Nam hiện chỉ có 10% dân số tiếp cận đƣợc sữa, một chỉ tiêu rất thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực chứ chƣa nói tới các nƣớc phát triển, vốn có công
nghiệp sữa phát triển lâu đời. Việc tiêu thụ sữa lại chủ yếu ở các đô thị. Cụ thể, ở Hà Nội và TPHCM, hai đô thị lớn nhất cả nƣớc, tiêu thụ sữa chiếm tới 78% sản lƣợng sữa tiêu thụ hàng năm của Việt Nam.
Việt Nam hiện nay có tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng, còi cọc cao nhƣng nghịch lý là nhóm ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, nhất là vùng nông thôn, không có điều kiện kinh tế để tiếp cận sữa, vì giá sữa quá cao so với thu nhập của dân cƣ.
Trong sản lƣợng sữa tiêu thụ tại Việt Nam thì chỉ có 22% đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu sữa bò trong nƣớc, còn lại tới 47% phải nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến. Có 31% sữa thành phẩm đƣợc nhập khẩu, nhất là sữa bột cho trẻ em.
Gần nhƣ nguyên liệu trong nƣớc chỉ dùng cho chế biến sữa tƣơi, còn lại 100% sữa bột phải nhập khẩu nguyên liệu hoặc nhập thành phẩm. Sữa bột dành cho trẻ em chủ yếu nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng khi mua sữa này có tâm lý chuộng sữa nhập khẩu.
Cuộc khảo sát về giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu của các hãng nhƣ Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, XO… tại nƣớc ta với các nhãn sữa cùng loại đƣợc
bày bán tại nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực là Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, New Zealand, Anh, Mỹ, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thƣơng) tiến hành mới đây đã cho thấy: so với các nƣớc đang phát triển nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonexia, giá sữa nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung là cao hơn từ 20-60%, cá biệt có trƣờng hợp còn cao hơn từ 100-150%.
Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc vẫn có xu hƣớng lựa chọn sữa nhập khẩu với tâm lí sữa ngoại nhập tốt hơn sữa nội. Trong khi sữa bột sản xuất trong nƣớc hoàn toàn dùng nguyên liệu nhập ngoại.
Tuy nhiên, giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu đang cao hơn so với giá sữa sản xuất trong nƣớc từ 1,44 - 2,3 lần nhƣ hiện nay là không hợp lý. Giá nguyên liệu trên thế giới đang giảm mạnh nên giá thành phẩm không thể giữ ở mức cao. Mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em, chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ là rất lớn. Cụ thể sữa Enfa Grow A+ của công ty Mead Johnson loại 900g chênh lệch tới 242%, sữa Dugro Gold loại 800g của công ty Dumex chênh lệch 285%, sữa Gain, Pedia Sure, Ensure của công ty Abbott loại 400g chênh lệch 220 - 246%.
Lợi nhuận kếch xù từ kinh doanh sữa vào tay ai?
Mặc kệ giá sữa nguyên liệu tăng hay giảm, giá sữa bột nhập khẩu trên thị trƣờng Việt Nam khi đã tăng là không giảm, cho dù có điều kiện để giảm giá thì ngƣời tiêu dùng cũng không đƣợc hƣởng.
Lần nào tăng giá, các doanh nghiệp kinh doanh sữa cũng dùng những lý do cũ rích nhƣ: Đồng VND mất giá so với USD, chi phí điện nƣớc xăng tăng,... Những lý lẽ thiếu thuyết phục
Bƣớc vào đầu năm 2010, giá sữa bột nhập khẩu đã tăng từ 7%-10%. Đấy là chƣa kể thời điểm cuối năm 2009, giá sữa đã tăng từ 10%-15%.
Lý giải về giá sữa tại sao tăng cao và tăng liên tục qua các năm vừa qua, đại diện các Công ty Frieland campia (Cô gái Hà Lan); Mead Johnson, Abbott Việt Nam... cho biết, đó là do VND mất giá so với USD, dẫn đến giá bán sữa bằng tiền Việt tăng.
Bên cạnh đó các chi phí nhƣ điện nƣớc, xăng dầu đều tăng giá, dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng đội giá sữa lên. Ngoài ra giá sữa bột nhập khẩu cũng tăng. Quý 2 năm 2009 giá sữa bột nhập khẩu chỉ ở mức 2.900 USD/tấn, nay ở mức 3.500 USD- 3.700 USD/tấn. Giá sữa bột nguyên liệu tăng thì giá sữa thành phẩm cũng phải tăng là điều tất yếu.
Nói giá sữa ở Việt Nam quá đắt thì chỉ có mặt hàng sữa bột ngoại nhập, bản thân sữa bột sản xuất trong nƣớc giá đang ở khoảng cách khá xa so với giá sữa bột ngoại nhập, giá chỉ bằng 1/3 sữa nhập khẩu trong khi chất lƣợng tƣơng đƣơng.
Khảo sát của Bộ Công thƣơng thông qua các thƣơng vụ Việt Nam tại nƣớc ngoài cho thấy giá sữa bột nhập khẩu tại Việt Nam cao hơn từ 20% đến 150% so với các thị trƣờng khác.
Cụ thể, sữa Ensure Gold của Abbott cao hơn mặt hàng cùng loại ở Thái Lan 20 - 30%, Enfa Grow 3A+ của Mead Johnson cao hơn Thái Lan 60%, Dumex Dugro 1, 2, 3 cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonexia từ 100 đến 150%.
Độc quyền nên có quyền bán giá cao?
Việt Nam không có đủ nguyên liệu cho sản xuất sữa. Khoảng 72% lƣợng sữa bột nguyên liệu phải nhập khẩu, trong khi đó một số công ty nƣớc ngoài độc quyền phân phối sản phẩm của mình tại thị trƣờng Việt Nam dẫn đến có điều kiện nâng giá lên cao.
Bên cạnh đó hiện 6 công ty lớn là Abbott, Mead Johnson, Vinamilk, Frieland Campia, Dumex, Meiji chiếm tới 90% thị phần. Các doanh nghiệp này có hệ thống phân phối rộng khắp, có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, đã trở thành rào cản ngăn chặn các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trƣờng và điều này tạo cơ hội cho họ có điều kiện nâng giá.
Kết quả thanh tra cuối năm 2009 của Bộ tài chính cho thấy giá sữa thƣờng đƣợc đẩy lên gấp 2 lần giá vốn. Mức chênh lệch giữa giá bán và giá nhập khẩu C&F từ 101% đến 211%.
Ví dụ, Enfagrow 1,8 kg nhập khẩu 198.559 đồng/hộp, bán ra hơn 402.000 đồng/hộp; Enfagrow 900g nhập khẩu hơn 108.000 đồng, bán ra hơn 220.000 đồng/hộp…
Thông tin này đã gây kinh ngạc với nhiều ngƣời tiêu dùng vốn ƣa chuộng sữa ngoại. Nhƣng mới đây 1 số khảo sát của các tổ chức nghiên cứu độc lập cho thấy nhiều sản phẩm sữa đƣợc bán ra cao gấp 4 lần giá vốn.
Cơ cấu giá sữa: Quá bất hợp lý
Phân tích về cơ cấu giá sữa trong đợt kiểm tra giá sữa cuối tháng 12/2009, Đoàn thanh tra của Bộ tài chính cho rằng điều dễ nhận thấy là chi phí quảng cáo, tiếp thị đã quá cao. Điều này có nghĩa: Trong khoản tiền mua sữa (không hề nhỏ) thì phần phải trả cho quảng cáo là rất lớn. Nhƣ vậy là ngƣời dân đã phải chi trả quá nhiều tiền cho quảng cáo và một phần cho chất lƣợng sữa.
Chi phí quảng cáo tại các doanh nghiệp có thể sẽ gây “sốc” cho nhiều ngƣời. Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy: tại Nestlé Việt Nam, chi phí tiếp thị quảng cáo chiếm khoảng 30% chi phí kinh doanh. Năm 2008, mức chi phí này lên tới 20,565 tỷ đồng (chiếm 38% chi phí kinh doanh); 6 tháng đầu năm 2009, khoản chi này là 14,043 tỷ đồng, chiếm 27% tổng chi phí kinh doanh.
Năm 2008, chi phí bán hàng tại Mead Johnson Nutrition Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới 77,53%, 6 tháng năm 2009 là 66,45% trên tổng chi phí. Trong đó, chi phí quảng cáo năm 2008 là 53,46%, 6 tháng năm 2009 là 36,22%.
Xin lƣu ý: Đây là nhóm chi phí thuộc mức khống chế 10% theo quy định nhƣng đã bị vƣợt lớn (năm 2008 vƣợt 19 lần, năm 2009 vƣợt 10 lần so với số khống chế). Ngoài chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí bán hàng cao thì cách tính giá sữa đƣợc các doanh nghiệp tính theo cách: lấy giá vốn cộng thêm từ 40 - 50% lãi gộp nữa, ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thị trƣờng và kết quả đàm phán với nhà phân phối để xác định giá bán cho từng mặt hàng.
Vì vậy với những mặt hàng sữa bột, do thị trƣờng có nhu cầu cao, hàng bán chạy thì giá bị đẩy lên cao và mức lãi không còn dừng ở 50% mà cao hơn. Trên thực tế có những sản phẩm sữa doanh nghiệp thu lợi nhuận tới 86%.
Ngành sữa đang hƣởng siêu lợi nhuận
Điều đáng nói là hiện nay chỉ có 1 DN sữa là Vinamilk là có dây chuyền sản xuất từ sữa nƣớc ra sữa bột, còn lại tất cả các DN khác đều nhập khẩu sữa nền và các vi chất về đóng hộp tại Việt Nam. Đầu tƣ lớn nhất chỉ là 1 dây chuyền trộn sữa rất đơn giản và chi phí không đáng kể.
Đầu tƣ ít nhƣng lợi nhuận cao. Theo điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thì lợi nhuận của ngành sữa Việt Nam năm 2007 đã tăng 3,9 lần so với năm 2000. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tƣ là 15,28% vào năm 2000 tăng lên 16,72% năm 2007 cao hơn so với ngành thực phẩm đồ uống.
Toàn ngành sữa có lợi nhuận 15,28% năm 2000; 14,8% năm 2005; 21,66% năm 2006 và 16,72% năm 2007. Trong khi ngành đồ uống và thực phẩm chỉ có lợi nhuận 1,74% năm 2000; 9,6% năm 2005; 10,63% năm 2006 và 15,75% năm 2007. Lợi nhuận bình quân của các DN sữa có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm thời kỳ 2001 đến 2007 là 21,4% năm. Doanh thu của DN sữa có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng tăng mạnh ở mức 57,15%/năm
Khác biệt về giá của sữa bột trên thị trƣờng Việt Nam là rất lớn. Có nhiều sản phẩm có cùng đặc tính và mục đích sử dụng nhƣng giá bán chênh nhau rất lớn. Chẳng hạn dẫn đến cùng hộp sữa bột 900g cho trẻ em 1 - 3 tuổi, nhƣng sữa của Vinamilk giá 111.000 đồng một hộp, nhƣng của Abbott là 183.000 đồng, sữa Dumex là 255.000 đồng.
Các đợt tăng giá sữa trong năm 2009
Tháng 2.2009, hãng sữa Abbott thông báo tăng giá 4-5%, lập tức trên thị trƣờng các loại sữa của hãng này tăng thêm 5.000 - 10.000 đồng/hộp dù chƣa có niêm yết chính thức. Một số loại sữa ngoại khác cũng tăng theo với mức tƣơng tự. Tháng 7.2009, với lý do thay đổi mẫu mã cùng lúc một số hãng sữa cắt giảm chiết khấu cho đại lý từ 10% xuống 7%, nhiều đại lý đã tự ý nâng giá bán để giữ đƣợc lợi nhuận nhƣ cũ.
Tháng 12.2009, với lý do giá đƣờng và nguyên liệu tăng cao, một số hãng sữa trong nƣớc đã điều chỉnh giá sữa lên thêm 6-10%.
Giá sữa đầu năm 2010
Từ ngày 1.1.2010, hầu hết các sản phẩm sữa bột trên thị trƣờng đã thông báo tăng giá. Cụ thể các sản phẩm sữa của Công ty thực phẩm Hancofood tăng khoảng 10%; sản phẩm sữa Enfa A+ của Mead Johnson tại Việt Nam tăng giá thêm 7 - 9%, áp dụng từ ngày 9.1.2010. Sữa Abbott cũng áp dụng bảng giá mới với mức tăng 7,4%. Một số công ty và các siêu thị, cửa hàng cũng đã có mức tăng từ 5 - 15%. Thời gian vừa qua, hàng loạt sự cố liên quan đến chất lƣợng sữa nhƣ sữa có
melamine, sữa thiếu đạm… đã làm cho các bà mẹ có con nhỏ không khỏi hoang mang. Tuy nhiên tâm lý “sính” sữa ngoại vẫn đẩy giá sữa trong nƣớc liên tục tăng cao.
Từ đầu năm đến nay, giá sữa đã 2 lần thay đổi và hiện đang ở mức cao bất chấp phản ứng của ngƣời tiêu dùng. Dƣờng nhƣ các nhà sản xuất không hề lo ngại chuyện tăng giá sẽ làm ảnh hƣởng sức tiêu thụ bởi họ đã nắm rõ tâm lý của các bà mẹ. Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số của hàng bán sữa ở Hà Nội, đa số những bà mẹ có con nhỏ đều thích mua sữa nhập ngoại với tâm lý “sữa ngoại tốt hơn, chất lƣợng đảm bảo”. Hiện tại giá sữa của một số hãng đang ở mức khá cao. Điển hình nhƣ: sữa bột Meiji gold số 1 có giá 362.000 đồng/hộp, số 2 là 344.300 đồng/hộp (loại 900 g). Sữa bột nhãn hiệu Milex của Đan Mạch loại 900 g có giá là 356.000 đồng/hộp…Hầu hết các nhãn sữa đã có khoảng 1 - 2 lần điều chỉnh giá từ đầu năm đến nay, mức tăng phổ biến trong khoảng từ 5 - 11%. Cụ thể, trong tháng 2, nhiều hãng sữa nhƣ Vinamilk, Abbott, Friso... đã đồng loạt tăng giá bán từ 8% - 10%. Tiếp theo đó đến tháng 3, một loạt hãng sữa ngoại lại thông báo tăng giá khoảng từ 8% – 10%. Với xu hƣớng nhƣ hiện nay, theo bà Phan Hồng Liên, chuyên gia phân tích thị trƣờng của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trƣờng Việt Nam – Agromonitor, giá sữa trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng với những lý do sau:
Xu hƣớng tăng mạnh của giá sữa thế giới vào cuối năm 2009 đƣợc nhiều chuyên gia phân tích trong ngành nhận định sẽ là xu hƣớng chủ đạo trong năm 2010 sau giai đoạn ngành sữa thế giới lâm vào khủng hoảng điều chỉnh cơ cấu.Theo đó giá sữa trong nƣớc cũng khó tránh khỏi một chu kỳ tăng giá mới. Giá sữa tại thị trƣờng Hoa Kỳ trong năm 2010 đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng từ 25 - 35% so với năm 2009, trong đó mức tăng mạnh nhất có thể sẽ là các mặt hàng sữa tƣơi (tăng 35 - 36%), tiếp đến là sữa bột tách bơ (tăng 33,7%), và phomat (tăng 27,03%).
Mặt khác, thị trƣờng tài chính Việt Nam vẫn chƣa thực sự ổn định sau giai đoạn căng thẳng hồi cuối năm 2009, tỉ giá USD/VND sẽ còn tiếp tục biến động khó lƣờng, gây tác động tiêu cực đến giá hầu hết các sản phẩm sữa nhập khẩu.
Giá sữa trên thị trƣờng quốc tế 5 tháng năm 2010 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Giá sữa bột gầy tăng trung bình 39,8% trên thị trƣờng châu Âu (giá FOB: 3.500/2.243 USD/tấn) và tăng 55,9% trên thị trƣờng châu Đại Dƣơng (giá FOB: 2.581/3.700 USD/tấn). Tƣơng tự, giá sữa bột nguyên kem cũng tăng 43,3% trên thị trƣờng châu Âu (giá FOB: 3.700/2.581 USD/tấn) và tăng 80,1% ở thị trƣờng châu Úc 3.962/2.200 USD/tấn). Giá sữa bột nguyên liệu nhập khẩu tăng kéo theo giá sữa bột thành phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc tăng theo là một tất yếu. Giá sữa bột đóng hộp của các hãng nƣớc ngoài bán trên thị trƣờng nội địa trong tháng 5/2010 tăng trung bình từ 20-35% so với cùng kỳ năm 2009.
Lợi thế ngành sữa VN và một số hạn chế
- Chi phí sản xuất sữa ở Việt Nam thấp so với các nƣớc phát triển là một lợi