Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh đống đa ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (Trang 35 - 69)

Tên tổ chức: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Tên giao dịch quốc tế: SaiGon thuong tin commercial join stock bank Tên viết tắt: Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín- Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991. Xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu tại vùng ven thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.202 tỷ đồng vốn tự có; Hơn 300 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia; 10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo; Hơn 70.000 cổ đông đại chúng

Ngày 12/7/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh). Đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho thị trường vốn Việt Nam và tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng TMCP khác.

Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:

“Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn

“Ngõn hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn “Ngõn hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn “Ngõn hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn “Ngõn hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn

“Ngõn hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn

“Ngõn hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn

Sacombank được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; giành cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007, bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vỡ cú những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế, cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2008

Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần là Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001 và tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ) góp vốn năm 2005.

Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, Isuzu Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)...

Theo xu hướng phát triển của xã hội nói chung và của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng, ngày 16/5/2008, tập đoàn Sacombank (Sacombank group)- Tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên tại Việt Nam chính thức được công bố hình thành, trong đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín đóng vai trò hạt nhân và điều phối hoạt động của 10 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính:

1. Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA)

2. Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR)

3. Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL)

4. Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS)

5. Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ)

6. Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) 7. Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI) 8. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex) 9. CTCP Đầu tư- Kiến trúc- Xây dựng Toàn Thịnh Phỏt(TTP) 10. Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) 2.1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank hiện nay

Là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Sacombank cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng truyền thống theo quy định của pháp luật và đang tích cực đẩy mạnh cung cấp nhiều dịch vụ mới mẻ và tiện ích hơn nữa cho khách hàng. Các hoạt động kinh doanh của Sacombank gồm có: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tê, vàng bạc, thanh toán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác; hoạt động bao thanh toán

Hiện nay Sacombank đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ:

a. Sản phẩm tiền gửi gồm có: Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; Tiết kiệm không kỳ hạn; Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng; Tiết kiệm linh hoạt; Tiết kiệm tích lũy; Tiết kiệm nhà ở

b. Sản phẩm cho vay gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp; Cho vay tiêu dùng; Cho vay bất động sản; Cho vay an cư; Cho vay đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay cán bộ công nhân viên; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; Cho vay góp chợ; Cho vay du học; Cho vay nông nghiệp; Cho vay chứng khoán.

c. Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế

d. Các sản phẩm dịch vụ khác như: Kinh doanh ngoại tệ; Chuyển đổi ngoại tệ; Chi trả hộ; Bảo lãnh; Dịch vụ bất động sản; Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt; Dịch vụ phone banking.

2.1.2. Khái quát về chi nhánh Đống Đa

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Sacombank Đống Đa thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30/6/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059002 do trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/1/1992.

Chi nhánh Đống Đa là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Hà Nội của ngân hàng Sài Gòn thương tín, trụ sở đặt tại 360 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội.

Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 40 nhân viên. Cho đến nay, số lượng nhân viên đã lên tới 80 người với 2 PGD: PGD Kim Liên và PGD Hà Tây.

2.1.2.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh

Chi nhánh Sacombank Đống Đa hiện được tổ chức theo mô hình T24/R5. Bộ máy tổ chức bao gồm :

1/ Giám đốc chi nhánh: điều hành và chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước ngân hàng Sài Gòn thương tín hội sở chính về hoạt động chung của chi nhánh ngân hàng và quản lý hoạt động của cỏc phũng ban.

2/ Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.

3/ Cỏc phũng ban của chi nhánh được tổ chức thành 4 khối :

Phòng dịch vụ khách hàng: phòng này gồm 3 bộ phận nhỏ là bộ phận khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và bộ phận tư vấn.

Phòng hỗ trợ gồm 3 bộ phận nhỏ : bộ phận xử lý giao dịch, bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế.

Bộ phận xử lý giao dịch thực hiện các giao dịch của khách hàng với ngân hàng như gửi tiết kiệm, rút tiền, tra cứu thông tin giao dịch của tài khoản, giao dịch tiền vay của doanh nghiệp...

Bộ phận quản lý tín dụng thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng, đồng thời kiờm luụn nhiệm vụ thẩm định tài chính dự án và quản lý rủi ro.

Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế.

Phòng kế toán và quỹ gồm bộ phận kế toán và bộ phận kho quỹ Phòng hành chính gồm có bộ phận hành chính, bộ phận bảo vệ, lái xe Trung tâm thẻ xử lý các vấn đề về thẻ.

Giám đốc Phó giám đốc P. Dịch vụ khách hàng P. Hỗ trợ kinh doanh P. Kế toán và quỹ P. Hành chính BP khách hàng cá nhân BP khách hàng DN BP tư vấn BP xử lý giao dịch BP quản lý tín dụng BP thanh toán quốc tế BP kế toán BP quỹ BP bảo vệ, lái xe BP thông tin điện toán BP hành chính Trung tâm thẻ

2.1.2.3. Công nghệ ngân hàng

Là một trong những ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP Việt Nam, Sacombank luôn không ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ thống ngân hàng cốt lõi tiến tiến core banking bằng việc ký kết với Temenos- nhà cung cấp giải pháp ngân hàng nổi tiếng thế giới và tập đoàn CNTT IBM. Theo đó, Temenos sẽ cung cấp giải pháp phần mềm hệ thống Corebanking giúp bảo mật thông tin thông suốt và an toàn dữ liệu, nâng cao khả năng quản trị nội bộ, giảm thiểu rủi ro khi mở rộng mạng lưới. Đó cũng chính là cơ sở để triển khai sản phẩm dịch vụ mới.

Chi nhánh Đống Đa được trang bị những thiết bị hiện đại, kết nối mạng nội bộ ngân hàng bằng hệ thống phần mềm SmartBank, cho phép xử lý những giao dịch của những tài khoản mở tại chi nhánh khác và cả của ngân hàng khác. Với hoạt động tín dụng, ngân hàng đã sử dụng phần mềm chấm điểm khách hàng doanh nghiệp Sunrise giúp lượng húa cỏc chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng để công việc thẩm định tài chính doanh nghiệp chính xác và tiết kiệm thời gian.

2.1.2.4. Nguồn nhân lực

Như đã phân tích, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng. Số lượng nhân viên của chi nhánh Đống Đa chỉ có 80 người nhưng có trình độ khá cao, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Phân chia theo cấp quản lý: - Số cán bộ quản lý: 16 cán bộ - Nhân viên: 64 nhân viên Phân chia theo trình độ học vấn: - Trên đại học: 16 người- chiếm 20% - Đại học: 50 người- chiếm 62.5% - Cao đẳng: 5 người- chiếm 6.25%

- Lao động phổ thông: 9 người- chiếm 11.25%

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNHĐỐNG ĐA ĐỐNG ĐA

2.2.1. Các sản phẩm của chi nhánh

Là một chi nhánh của Sacombank, chi nhánh Đống Đa cũng triển khai tất cả các dịch vụ mà Sacombank cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên do yếu tố

thị trường hoạt động, đặc điểm khách hàng khác nhau nờn cỏc hoạt động hiện có của chi nhánh chỉ bao gồm: Huy động tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tiết kiệm tích lũy đối với VND, USD, vàng và ngoại tệ khác; Tài khoản tiền gửi thanh toán; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND, USD, vàng, ngoại tệ khác đối với tổ chức kinh tế và cá nhân; Chuyển tiền trong và ngoài nước; Tài trợ xuất nhập khẩu; Thanh toán quốc tế; Mua bán vàng và ngoại tệ; Dịch vụ ngân quỹ; Nghiệp vụ bảo lãnh; Tư vấn đầu tư; Nhận ủy thác đầu tư và quản lý tài sản; Chiết khấu chứng từ có giá; Cho thuê ngăn tủ sắt; Dịch vụ bất động sản; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

Cụ thể hơn nữa, các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân gồm có: Sản phẩm thẻ: thẻ tín dụng quốc tế Sacombank platinum, thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa, thẻ tín dụng quốc tế Parkson privilege, thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa Sacombank passport.

Sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm Rồng vàng, tiết kiệm “trung hạn đa năng”, lãi suất thả nổi, kỳ hạn thả nổi, tiết kiệm Đại Cát, bảo an vẹn toàn.

Sản phẩm tiền vay: cho vay hỗ trợ tiêu dùng; cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản; cho vay liên kết mua nhà, sửa chữa nhà; cho vay liên kết mua oto.

Dịch vụ chuyển tiền: chuyển thu nhập từ Việt nam ra nước ngoài, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển tiền tận nhà nội địa, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, chuyển tiền bằng Bankdraft.

Dịch vụ khác: dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt. Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi bậc thang, tiền gửi linh hoạt, tiền gửi có kỳ hạn doanh nghiệp, tiết kiệm tích lũy, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp.

Tín dụng doanh nghiệp: cho vay sản xuất kinh doanh; bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thuế; cho vay đầu tư dự án; tài trợ thương mại trong nước; chiết khấu chứng từ LC.

Thanh toán quốc tế: thông báo LC, phát hành LC, chuyển tiền bằng điện, nhờ thu.

Quản lý tiền mặt: dịch vụ chi hộ, thu hộ có nhập chi tiết hóa đơn

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động của chi nhánh là những dịch vụ truyền thống như nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, cho vay, nghiệp vụ bảo lãnh, mua bán vàng và ngoại tệ, dịch vụ bất động sản, dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Các dịch vụ như chiết khấu chứng từ có giá, cho thuê ngăn tủ sắt… chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

2.2.1.1. Hoạt động nhận tiền gửi

Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đó cú chính sách xúc tiến các hoạt động để thu hút tiền gửi, tăng vốn huy động từ nguồn này như cạnh tranh lãi suất, đẩy mạnh các dịch vụ tiện ớch, cỏc hình thức khuyến mại, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và tổ chức, đào tạo cán bộ…

Bảng 2.2.1.Bảng sơ lược chỉ tiêu tổng tiền gửi của chi nhánh:

Đv: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tiền gửi không KH 15.000 59.000 45.000 435.000

Tỷ trọng 11.11% 12.32% 17.65% 55.41%

Tiền gửi có KH 120.000 420.000 210.000 350.000

Tỷ trọng 88.89% 87.68% 82.35% 44.59%

Tiền gửi ngắn hạn 81.000 249.080 183.600 290.450

Tỷ trọng 60% 52% 72% 37%

Tiền gửi cá nhân 55.350 192.558 105.315 295.553

Tỷ trọng 41% 40.2% 41.3 % 37,65%

Tổng tiền gửi 135.000 479.000 255.000 785.000

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Đống Đa 4 năm)

Quan sát bảng vốn huy động từ tiền gửi của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2009, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng rất lớn của biến động kinh tế đến lượng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2007, sau 1 năm thành lập, lượng vốn huy động tăng 254.8%. Năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, vốn huy động cuối kỳ giảm sút 87.8% so với năm 2007 do những thay đổi khó lường của lãi suất mà cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2008, lãi suất có xu hướng giảm khiến cho lượng tiền gửi từ dân cư giảm theo. Cuối năm 2009, khi nền kinh tế có chiều hướng phục hồi, lãi suất bắt đầu tăng nhẹ, tổng tiền gửi đạt 785 tỷ, tăng 207.8% so với năm 2008.

Trong cơ cấu tiền gửi của chi nhánh, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, đó là nguồn vốn quan trọng nhất của chi nhánh. Tuy nhiên vào cuối năm

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh đống đa ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (Trang 35 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w