Bên cạnh những thành tựu đạt được, ở chi nhánh Sacombank Đống Đa vẫn còn tồn tại một số những hạn chế.
Về dịch vụ bán lẻ, sản phẩm của chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phát huy được tác dụng. Các dịch vụ chủ yếu là dịch vụ truyền thống, cũn cỏc dịch vụ mà xu hướng thị trường đang hướng tới cũng như chính ngân hàng Sacombank đang tích cực đẩy mạnh như ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt... chưa được triển khai. Chi nhánh có cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại nhưng số lượng sử dụng không nhiều. Đánh giá chung về những hạn chế của các sản phẩm của Sacombank như sau :
Về nhóm sản phẩm tiết kiệm : chưa tạo được sự khác biệt nổi trội với sản phẩm của ngân hàng khỏc. Cỏc đặc tính của sản phẩm khá là phức tạp, khiến cho khách hàng khó hiểu dẫn đến khó tiếp cận. Ví dụ như sản phẩm tiết kiệm Rồng Vàng. Sử dụng dịch vụ này chủ yếu là các khách hàng từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên các đặc tính như tích điểm theo giá trị, hưởng lãi và nhận quà tặng khuyến mại theo điểm tích lũy khiến cho khách hàng khó hiểu. Sau khi được tư vấn, khách hàng thường không sử dụng.
Về nhóm sản phẩm cho vay : loại sản phẩm cho vay cá nhân khá nghèo nàn so với các ngân hàng khỏc. Cỏc sản phẩm ra đời nhưng chưa được triển khai và cũng chưa có chiến lược cụ thể. Đây là một thiếu sót lớn nếu như Sacombank muốn phát triển dịch vụ bán lẻ.
Về nhúm các sản phẩm khỏc : cỏc dịch vụ như thẻ, ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính... thực sự cũn khỏ đơn điệu, chưa tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng, kém cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Sự đơn điệu, thiếu tính hệ thống, thiếu tính bứt phá của một số sản phẩm là do Sacombank, cũng như chi nhánh Đống Đa chưa có một bộ phận chuyên biệt về mảng bán lẻ, nhiệm vụ của cỏc phũng cũn chồng chéo, nhiều lĩnh vực còn bị bỏ ngỏ gây lãng phí cơ sở vật chất và bị các ngân hàng khác bỏ sau. Ngoài ra, khách hàng đến giao dịch không được tư vấn kỹ về các sản phẩm mới và cả sản phẩm khuyến mại của dịch vụ truyền thống nên chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng, tỷ lệ tham gia vào các chương trình khuyến mại chưa cao. Kèm theo đó là thu nhập từ các dịch vụ này không tăng khả quan.
Việc các sản phẩm mới chưa triển khai hiệu quả là do sự mới mẻ của sản phẩm, chưa có thời gian để khách hàng tìm hiểu và ứng dụng những tiện ích của nó, đồng thời cũng là do nhu cầu đối với các sản phẩm mới của người dân hiện nay chưa cao.
Về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ nhân viên nhìn chung có trình độ cao nhưng chưa đồng bộ, chưa thực sự nắm vững chuyên môn, nhiều khi gây khó khăn cho khách hàng trong công việc giao dịch và tư vấn. Không chỉ thế, việc phân công nhiệm vụ cũng chồng chéo, giao dịch viên nhiều khi phải kiêm nhiệm cả công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân dẫn đến sự phân tán nguồn lực, làm cho hiệu quả công việc không cao. Hệ thống kỹ thuật trong nội bộ chi nhánh còn hay xảy ra biến cố gây chậm trễ trong các nghiệp vụ.
Kết luận chương 2: chi nhánh Sacombank Đống Đa có những điều kiện
về hoàn cảnh kinh tế xã hội thuận lợi, thị trường khách hàng rộng lớn và đầy tiềm năng. Những điểm mạnh trong hoạt động huy động vốn, đội ngũ cán bộ nhân viên, kinh nghiệm quản lý và công nghệ đó giỳp cho chi nhánh đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, chi nhánh cần khắc phục những hạn chế về sự phức tạp, khó hiểu của sản phẩm, nâng cao chất lượng tư vấn khách hàng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật... để hoạt động dịch vụ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁN LẺ Ở CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA