hàng hiện đại
Với vai trò quản lý, NHNN cần phải sớm hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng một cách đồng bộ, dễ hiểu, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, đánh giá một cách khách quan thì chính sách về NHBL của NHNN là chưa đồng bộ. Các ngân hàng phải hoạt động trong môi trường pháp lý chồng chéo, lạc hậu, gây ra tình trạng ngân hàng phải lách luật.
Cụ thể, liờn quan đến dịch vụ bán lẻ tức là liên quan đến quan hệ dân sự giữa người đi vay và người cho vay. Quan hệ dân sự này cần được thể hiện rõ ràng, minh bạch trong quy định về nghĩa vụ của người vay. Các Luật Dân sự, văn bản hướng dẫn Luật Dân sự, Luật Đất đai... cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người cho vay. Đồng thời, các cơ quan pháp luật cũng phải chú ý giải quyết các vụ tranh chấp, hỗ trợ, giúp ngân hàng thu hồi nợ đọng. Bên cạnh đó, về phía thị trường cần hình thành thị trường mua bán lại. Đó có thể là thị trường thứ cấp đối với những sản phẩm cho vay tiêu dùng. Ví dụ, thị trường bán lại ụtụ, xe máy, căn hộ, chung cư. Để khi người vay không trả được nợ, các ngân hàng có thể thông qua thị trường này bán lại động sản và bất động sản nhanh chóng thu hồi nợ.
Đặc biệt, các quy định về thủ tục giấy tờ vấn còn rất phức tạp. Để cho ra đời một sản phẩm mới, ngân hàng phải trải qua nhiều bước xin phép trình duyệt, trong khi một trong những điều kiện để dịch vụ bán lẻ phát triển là một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ và dễ hiểu. Với những quy định về giấy tờ như thế, ngân hàng muốn giản lược thủ tục cho khách hàng cũng không được, gây ra nhiều phiền phức cho khách hàng.
Các cơ quan chức năng cần là người đi đầu trong việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng bán lẻ như sản phẩm thẻ, trả lương qua tài khoản…